-
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than
Bám chặt địa bàn nông thôn
Trong một chuyến công tác Hà Giang năm 2015, chúng tôi đã vượt chừng 160 km đường núi giữa một bên là núi đá, một bên là vực thẳm với vô số cua tay áo, mới đến được nhà Sùng Mí Mua (thôn Mo Pải Phìn, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang). Căn nhà Sùng Mí Mua khang trang nhất thôn Mo Pải Phìn. Cười tươi bên đàn bò trị giá gần 200 triệu đồng, Sùng Mí Mua cho biết, cuộc sống của gia đình anh đã đổi khác sau khi vay 40 triệu đồng từ Agribank Đồng Văn.
Có rất nhiều Sùng Mí Mua đổi đời như thế nhờ vốn vay ngân hàng trên khắp mọi miền quê của đất nước. Thế nhưng, để người dân mạnh dạn vay vốn làm giàu, cán bộ tín dụng cũng phải đến từng địa bàn, ngày đêm “thắp đuốc” cho ý chí làm giàu của người dân. Không chỉ ở Đồng Văn (Hà Giang), tại nhiều địa phương khác, cán bộ tín dụng của Agribank vẫn hàng ngày âm thầm trèo đèo, lội ruộng, băng rừng… để thẩm định cho bà con nông dân vay vốn.
Ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất, Agribank vẫn luôn xứng danh vị thế của một “ông lớn” |
Cũng có lẽ do bám trụ ở nông thôn, nhiều cán bộ tín dụng Agribank không giống hình ảnh “cổ cồn trắng” quen thuộc của giới ngân hàng, mà mang nhiều dáng dấp của một người nông dân, với lối nói chuyện thân tình và thạo việc như nông dân chính hiệu. Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó giám đốc Agribank Hà Giang chia sẻ: “Anh em cán bộ ngân hàng vẫn nói vui với nhau rằng, 3 “phẩm chất” cần có của người cán bộ tín dụng vùng cao là “biết uống rượu, hiểu tiếng dân tộc, sau mới tới hiểu nghiệp vụ”.
Cho đến nay, dù cả nước có hơn 100 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng, song chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, nhiều địa phương vì thế vẫn “trắng” về tín dụng, nếu không có sự hiện diện của Agribank. Chính vì vậy, hầu hết thị phần tín dụng “Tam nông” hiện nay vẫn do Agribank nắm giữ. Năm 2015, cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 73% dư nợ tín dụng của Ngân hàng.
Xứng danh “ông lớn”
Gánh trên vai sứ mệnh chính trị lớn là phục vụ “Tam nông, hoạt động ở địa bàn khó khăn, song lại phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng khác, mạng lưới quá rộng, nhân sự quá đông… khiến Agribank từng rơi vào tình thế khó khăn. Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó tổng giám đốc Agribank cho hay, Agribank vừa phải căng sức “chống bão” xử lý các tồn tại, hậu quả của thời kỳ tăng trưởng nóng, vừa đảm trách các nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, vừa thực hiện tái cơ cấu. Thế nhưng, sau 3 năm quyết liệt thực hiện Đề án tái cơ cấu (2012 - 2015), Agribank cơ bản đang dần vực dậy và lấy lại vị thế của mình.
Tính đến ngày 31/12/2015, toàn hệ thống Agribank đã huy động được lượng vốn hơn 804.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng 16,5% - vượt kế hoạch năm 2015 đề ra, đồng thời vượt mục tiêu của Đề án tái cơ cấu. Dư nợ tín dụng Agribank đạt hơn 673.000 tỷ đồng. Nợ xấu giảm chỉ còn 2,01%.
Thực tế, ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất, Agribank vẫn luôn xứng danh vị thế của một “ông lớn”. Đơn cử, năm 2015, dù tài chính còn nhiều khó khăn, Ngân hàng vẫn không quên hỗ trợ khách hàng, đã đóng góp hơn 8.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho đối tượng khách hàng ưu tiên. Và hiện Agribank vẫn là ngân hàng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam xét về dư nợ, nguồn vốn, tổng tài sản. Riêng về mạng lưới và đội ngũ nhân viên được đánh giá là thân thiện, am hiểu địa phương thì có lẽ chưa có ngân hàng nào “qua mặt” được Agribank.
Năm 2016, Agribank đặt mục tiêu củng cố, ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng với khu vực nông nghiệp, nông thôn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa 18%, trong đó tỷ trọng dư nợ nông nghiệp, nông thôn trên 70%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và lợi nhuận ước đạt trên 4.000 tỷ đồng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định.
Chắt chiu thành tựu đã có, khắc ghi những bài học quá khứ cộng với sự đoàn kết, đồng lòng, lịch sử đang dần bước sang một trang mới với Agribank để ngày càng xứng đáng tầm vóc ngân hàng quốc gia, giữ vị trí chủ lực không thể thay thế trên thị trường nông nghiệp, nông thôn.
-
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Làm rõ phản ánh "Vicem lỗ thêm nghìn tỷ" -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than -
Bảo Minh và hành trình khẳng định thương hiệu nhà phát triển khu công nghiệp -
Tập đoàn Điện gió Shanghai Electric muốn hợp tác với EVN làm điện gió -
Regal Group tái cấu trúc hoạt động, chuyển nhượng mảng môi giới bất động sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025