
-
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh
-
Nông nghiệp tuần hoàn: Từ bài toán môi trường đến động lực tăng trưởng xanh
-
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1
-
Chuyển đổi xanh: Động lực hoàn thiện chính sách môi trường trong nông nghiệp
-
Lan tỏa sáng kiến OCOP của Việt Nam ra thế giới trên tinh thần “bốn tốt hơn” -
Hồi sinh các dòng sông ô nhiễm bằng quản lý tổng hợp và hành động đồng bộ
Ngày 22/11/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố một sáng kiến mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong khối kinh tế tư nhân Việt Nam.
Đây là sáng kiến về ESG (Environmental, Social and Corporate Governance) - Bộ tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị, thường được các nhà đầu tư sử dụng để đo lường cách thức một doanh nghiệp bảo vệ môi trường, quản lý mối quan hệ với cộng đồng, áp dụng quản trị doanh nghiệp minh bạch và có trách nhiệm.
Sáng kiến tập trung vào việc cải thiện các khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy thực hành ESG trong khu vực tư nhân, nâng cao năng lực thực hành ESG đồng thời mở rộng mạng lưới doanh nghiệp thực hiện ESG. Sáng kiến mới này sẽ được triển khai thông qua Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam, với tổng số vốn lên tới 36 triệu USD do USAID tài trợ.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “Sáng kiến ngày hôm nay là giải pháp thiết thực và cụ thể, qua đó tìm kiếm được những ý tưởng xuất sắc, tạo thành mô hình, câu chuyện điển hình, tạo tác động lan tỏa, khuyến khích nhiều doanh nghiệp cùng tham gia, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững”.
![]() |
Được biết, đây là sáng kiến về ESG đầu tiên ở Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng (SGBs). Các doanh nghiệp này hiện chiếm tới 97% số lượng doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động trong nền kinh tế và đóng góp khoảng 40% GDP.
“Mặc dù là nguồn tạo việc làm chính nhưng các doanh nghiệp nhỏ, đang tăng trưởng của Việt Nam lại đang gặp nhiều thách thức trong phát triển bền vững”, ông Michael Schiffer, Giám đốc khu vực châu Á của USAID cho biết. “USAID đang mở rộng quan hệ đối tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn và nắm bắt cơ hội để tăng cường năng lực cạnh tranh. Sáng kiến được công bố ngày hôm nay là một trong những kết quả của mối quan hệ đối tác đó”.
Mục tiêu đến năm 2025, sáng kiến sẽ cung cấp các gói hỗ trợ kỹ thuật ESG cho 300 doanh nghiệp, trong đó 10 doanh nghiệp sẽ nhận được hỗ trợ bổ sung để thí điểm, triển khai hoặc mở rộng các mô hình kinh doanh ESG sáng tạo. Nỗ lực này phù hợp với Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và Quyết đinh số 167 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững.

-
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1 -
Chuyển đổi xanh: Động lực hoàn thiện chính sách môi trường trong nông nghiệp -
Lan tỏa sáng kiến OCOP của Việt Nam ra thế giới trên tinh thần “bốn tốt hơn” -
Hồi sinh các dòng sông ô nhiễm bằng quản lý tổng hợp và hành động đồng bộ -
Hà Nội miễn tiền thuê đất, một số loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp làm sản phẩm tái chế -
Từ 2026, doanh nghiệp phát thải lớn bắt buộc kiểm kê khí nhà kính -
Biến khí thải thành “vàng xanh”
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
SeABank được hai tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ
-
IPC E&C - Tiên phong phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu Net Zero 2050