
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
![]() |
Vốn chủ sở hữu thấp, nợ phải trả cao nhưng Cotana đang triển khai nhiều dự án lớn |
Cục Thuế Hà Nội vừa có quyết định truy thu tiền phạt và tiền nộp chậm của CSC với tổng số tiền hơn 683,4 triệu đồng.
Cụ thể, về thuế giá trị gia tăng, Cotana đã kê khai, xác định doanh thu tính thuế chưa đúng quy định do xác định không đúng đối tượng không tính thuế, xuất giảm doanh thu không đủ hồ sơ theo quy định. Công ty kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với hóa đơn do các đơn vị có thông báo nghỉ, bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh phát hành là sai quy định.
Về thuế thu nhập DN, công ty hạch toán xuất giảm doanh thu không đủ hồ sơ theo quy định. Ngoài ra, công ty cũng hạch toán chi phí giá vốn, chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa đúng quy định.
Theo báo cáo tài chính 9 vừa được công bố, quý III/2019, CSC đạt lợi nhuận sau thuế 668,4 triệu đồng, giảm 24% so với quý III/2019. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp này chỉ lãi 3,5 tỷ đồng, giảm 97%.
Nguyên nhân là 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu tài chính của CSC tăng vọt nhờ lãi do thanh lý khoản đầu tư (chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng cho ông Nguyễn Vũ Kiên). Khoản thu nhập bất thường không còn khiến 9 tháng đầu năm nay, doanh thu tài chính của công ty chỉ đạt 5 tỷ đồng (cùng kỳ lên tới 174 tỷ đồng).
Mặc dù lãi thấp, song công ty này đang phải gánh khoản nợ phải trả lên tới 435 tỷ đồng. Nợ phải trả đang chiếm 58% tổng tài sản của CSC. Riêng chi phí lãi vay 9 tháng của công ty đã lên tới gần 5,8 tỷ đồng.
Ngoài lãi vay ngân hàng, tại thời điểm 30/9, CSC ghi nhận đang vay dài hạn một số cá nhân. Trong đó, Chủ tịch Đào Ngọc Thanh đang cho vay công ty 37,3 tỷ đồng, cao gấp 3,1 lần cuối năm ngoái. Đây là số tiền mà ông Đào Ngọc Thanh đã ủy thác để công ty đầu tư vào cổ của Công ty CP Đầu tư và phát triển bất động sản Hudland và đầu tư vào các dự án của công ty.
Tập đoàn Cotana tiền thân là CTCP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam do ông Đào Ngọc Thanh- hiện là Chủ tịch HĐQT Vinaconex- thành lập từ năm 1993. Công ty kinh doanh chính tronh lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi; lắp đặt điện nước điện lạnh, trang trí nội thất; xây lắp đường dây và trạm biến áp; sản xuất buôn bán vật liệu xây dựng...
Cotana cũng là cổ đông sáng lập của Vihajico - chủ đầu tư của Ecopark. Tuy nhiên, ông Thanh đã rút hết vốn khỏi Vihajico trước khi cùng nhóm cổ đông An Quý Hưng “ôm” trọn lô cổ phần 57,71% vốn Vinaconex khi SCIC bán đấu giá.
Ông Thanh chính thức ra mặt đại diện cho nhóm cổ đông An Quý Hưng nắm quyền Chủ tịch HĐQT Vinaconex vào đầu năm nay.
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower