Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Công ty mẹ Vinachem đặt kế hoạch không có khoản nợ quá hạn năm 2023
Khánh An - 25/02/2023 09:12
 
Trong kế hoạch năm 2023 chủ yếu của Công ty mẹ - Tập đoàn vừa được phê duyệt có chỉ tiêu không có nợ phải trả quá hạn (trừ khoản nợ vay vốn đầu tư Dự án Đạm Ninh Bình).
.
CMSC đã phê duyệt kế hoạch sản xuất - kinh doanh và đầu tư của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam năm 2023. Ảnh minh họa.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) đã phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2023 của Công ty mẹ - Tập đoàn Hòa chất Việt Nam (Vinachem). Quyết định số 48/QĐ-UBQLV do Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh ký ngày 23/2/2023 xác định rõ các giải pháp thực hiện kế hoạch được duyệt.

Trong đó, giải pháp đầu tiên được xác định là tập trung nguồn lực tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, hạn chế phát sinh các khoản nợ quá hạn.

Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thoái vốn theo danh mục thoái vốn không thành công trong năm 2022 và cần thoái vốn theo kế hoạch năm 2023; hỗ trợ vốn và quản lý tài chính đối với các dự án trọng điểm thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn, để các dự án sau khi hoàn thành phát huy được hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sau đầu tư.

Hai là, tập trung nguồn vốn, đổi mới công tác quản trị điều hành tại các doanh nghiệp nòng cốt, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường; tập trung điều hành để đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại các đơn vị thành viên trong Tập đoàn nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị cùng nhóm ngành sản xuất phân bón, cao su, hóa chất.

Ba là, tiếp tục đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn, đặc biệt là các dự án chủ đạo phục vụ ngành nghề kinh doanh chính, dự án gắn với các sản phẩm mới áp dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

Đối với các dự án đầu tư xây dựng: Quy mô vốn đầu tư phải phù hợp với năng lực tài chính, quy mô vốn chủ sở hữu, đảm bảo tỷ lệ nợ trên vốn ở ngưỡng an toàn, đảm bảo đủ vốn phục vụ ngành nghề kinhd oanh chính. Tiến hành đánh giá hiệu quả dự án để đẩy mạnh thực hiện đầu tư dự án hiệu quả, dừng dự án không hiệu quả.

Bốn là, tập trung nguồn lực để phát triển thị trường, đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ đối với các sản phẩm có lợi thế nhất định, như phân bón DAP, đạm u-rê, phân bón tổng hợp NPK, phân lân nung chảy, hóa chất cơ bản, lốp Radial, chất tẩy rửa, pin và ắc quy…

Đặc biệt, trong số 13 nhiệm vụ được giao cho Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Vinachem, có trách nhiệm rà soát, đánh giá lại toàn bộ danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư năm 2023 và các dự án chuyển tiếp từ các năm trước chuyển sang, chỉ quyết định các dự án cần thiết,  phù hợp với khả năng triển khai, thực hiện và giải ngân trong năm 2023; tập trung nguồn vốn, nhân lực để triển khai các dự án đúng tiến độ và thực hiện công tác quyết toán đầu tư đối với các công trình, dự án đã hoàn thành.

Đối với các dự án đầu tư mới phải thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Mục tiêu và nhiệm vụ được giao trong năm nay vẫn là tiếp tục phát triển Tập đoàn đảm bảo cơ cấu hợp lý, phát triển vai trò chủ đạo, lợi thế trong sản xuất phân bón góp phần thực hiện vai trò điều tiết các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh, tập trung vào các nhóm ngành có hiệu quả cao để góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nghiên cứu từng bước đầu tư, phát triển có hiệu quả một số sản phẩm hóa chất có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội.

Giữ vững và duy trì Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đảm bảo đủ các nguồn lực để phát triển các dự án trong ngành công nghiệp hóa chất có quy mô lớn, quan trọng, điều hành và định hướng phát triển các công ty côn theo chiến lược phát triển của Tập đoàn; tiếp tục duy trì đã tăng trưởng lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước đã đầu tư.

Tiếp tục quyết liệt và tập trung các nguồn lực để xử lý dứt điểm các tồn tại, khó khăn, vướng mắc tại các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương, đặc biệt là hoàn thành phương an xử lý đối với 3 dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón của Tập đoàn đã được Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương, để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của toàn Tập đoàn theo cơ chế thị trường.

Tăng cường tiết giảm chi phí để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp; quyết liệt hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao.

Nâng cao hiệu suất, hiệu quả lao động, tạo tiền đề cải thiện thu nhập cho người lao động trên cơ sở gắn với kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh; chăm lo tốt đời sống cho người lao động.

Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 chủ yếu của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam:
+ Tổng doanh thu và thu nhập: 1.208,95 tỷ đồng
+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: 732,43 tỷ đồng
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE): 5,08%
+ Nộp ngân sách Nhà nước: 4,5 tỷ đồng
+ Kế hoạch vốn đầu tư 18,4 tỷ đồng
+ Không có nợ phải trả quá hạn (không bao gồm các khoản nợ vay vốn đầu tư Dự án Đạm Ninh Bình đang được cấp có thẩm quyền xử lý theo Quyết định 1468/2017/QĐ-TTg) và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn từ 0,5 đến 1.
Động lực từ hàng triệu tỷ đồng trong doanh nghiệp nhà nước
Cả triệu tỷ đồng vốn và tài sản trong khu vực doanh nghiệp nhà nước đang cần có giải pháp tháo gỡ để dòng tiền trong nền kinh tế chảy mạnh.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư