Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 22 tháng 07 năm 2024,
CTCP Dược phẩm Imexpharm công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2024
P.V - 22/07/2024 08:02
 
Kết quả kinh doanh vững vàng trong bối cảnh thị trường nhiều thay đổi với doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2024 tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

CTCP Dược phẩm Imexpharm (“Imexpharm” hay “Công ty”, IMP.VN), đơn vị tiên phong trong ngành dược Việt Nam, đã công bố Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024. 

Trong  6 tháng đầu năm 2024, Imexpharm tiếp tục phát huy vị thế dẫn đầu của mình trong sản xuất và phân phối thuốc kháng sinh chất lượng cao cũng như trên kênh ETC. Đồng thời, Công ty cũng linh hoạt điều chỉnh hoạt động sản xuất để đảm bảo tăng trưởng trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.

• Kết quả kinh doanh vững vàng trong bối cảnh thị trường nhiều thay đổi với doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2024 tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
• Quý 2 năm 2024, lợi nhuận trước thuế tăng 7% và EBITDA tăng 6% so với quý trước. Biên EBITDA ổn định ở mức 21%.
• Bám sát mục tiêu cả năm nhờ kết quả vượt trội trên kênh ETC và tăng trưởng sản lượng thuốc giá trị cao.
• Công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng, hỗ trợ hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh trong dài hạn

Kết quả tài chính nổi bật

Doanh thu thuần trong  6 tháng đầu năm 2024 đạt 1.008 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Imexpharm tiếp tục phát huy vị thế dẫn đầu trên kênh ETC để đẩy mạnh tăng trưởng với doanh thu bán hàng trên kênh ETC trong nửa đầu năm tăng 33% so với cùng kỳ. Thị trường ETC Việt Nam tăng trưởng 15% theo số liệu Quý I. Do đó, Công ty kỳ vọng kết quả này đang vượt xa mức bình quân toàn thị trường. Doanh thu bán hàng qua kênh chuỗi tăng 141% so với nửa đầu năm ngoái.

-	Nhà máy kháng sinh công nghệ cao IMP4 đạt chuẩn EU-GMP của Imexpharm.
Nhà máy kháng sinh công nghệ cao IMP4 đạt chuẩn EU-GMP của Imexpharm.

Trong  6 tháng đầu năm 2024, công ty ghi nhận Lợi nhuận trước thuế (LNTT) và EBITDA ở mức 161 tỷ đồng và 215 tỷ đồng, giảm lần lượt 19% và 7% so với cùng kỳ bởi giá vốn hàng bán tăng 27%. Cả 2 chỉ tiêu lợi nhuận này đều cải thiện tích cực trong Quý 2 nhờ khả năng linh hoạt điều chỉnh kế hoạch sản xuất để thích ứng với sự thay đổi nhu cầu thị trường đối với từng phân khúc sản phẩm, đẩy mạnh sản lượng các sản phẩm có giá trị cao và đạt chuẩn EU-GMP. Nhờ đó, LNTT và EBITDA Quý II đều lần lượt tăng 7% và 6% so với Quý I, duy trì biên EBITDA ổn định ở mức 21%.

Giá vốn hàng bán tăng trong kỳ một phần do Công ty chủ động điều chỉnh hàng tồn kho phù hợp với bối cảnh thị trường OTC trầm lắng; ngoài ra còn bởi khấu hao nhà máy IMP4 theo kế hoạch và tăng giá hoạt chất. Những yếu tố này được bù đắp một phần nhờ sự kiểm soát hiệu quả Chi phí Bán hàng và Quản lý chung, với mức giảm 6% so với cùng kỳ xuống còn 213 tỷ đồng.

Imexpharm tự tin rằng Công ty sẽ hoàn thành các mục tiêu tài chính đã đề ra tại ĐHĐCĐ 2024.

Hoạt động kinh doanh nổi bật

Công ty đã ra mắt 10 SKU mới và đang triển khai 93 dự án R&D. Ngoài ra, Imexpharm đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Genuone Sciences Inc. để thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến từ Hàn Quốc; thông qua đó, nâng cao hơn nữa năng lực nghiên cứu và phát triển các loại thuốc phức tạp ngoài kháng sinh bao gồm tiểu đường và tim mạch.

-	Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại nhà máy sản xuất thuốc chất lượng EU-GMP của Imexpharm
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại nhà máy sản xuất thuốc chất lượng EU-GMP của Imexpharm

Imexpharm đã tiến hành tăng sản lượng tại các nhà máy đạt chuẩn EU-GMP là IMP2, IMP3 và IMP4, đồng thời điều chỉnh giảm sản lượng IMP1 để phù hợp với tình hình thị trường OTC. Ngoài ra, Công ty đã lên kế hoạch đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường thuốc tiêm chất lượng cao, một loại thuốc khó sản xuất thông qua kế hoạch mở rộng nhà máy IMP4. Đây là 1 phần trong kế hoạch xây dựng và mở rộng hệ thống nhà máy tổng thể, giúp Imexpharm gia tăng năng lực sản xuất của IMP4 một cách nhanh chóng trong 2-3 năm tới.

Tháng 6 năm 2024, Imexpharm đã tổ chức đón tiếp cổ đông, đại diện các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán tới tham quan nhà máy kháng sinh công nghệ cao Vĩnh Lộc - IMP2. Đây là một trong những hoạt động khẳng định cam kết của Imexpharm đối với nhà đầu tư về việc chia sẻ thông tin kịp thời, đầy đủ và minh bạch. 

Trong tháng 7/2024, Imexpharm đã chính thức khởi động dự án nâng cấp một cách toàn diện hệ thống vận hành của công ty thông qua nâng cấp phần mềm hoạch định doanh nghiệp SAP ECC lên SAP S/4HANA - phiên bản hiện đại nhất của SAP hiện nay. Theo đó, Imexpharm sẽ trở thành công ty dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ hiện đại này trong vận hành kinh doanh, tiên phong tạo nên những chuẩn mực mới trong hiệu quả vận hành và dịch vụ khách hàng/ đối tác.

Kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng cho các nhà đầu tư

Ngày 5/7/2024, Hội đồng quản trị của Imexpharm đã ban hành nghị quyết lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc phát hành cổ phiếu thưởng. Động thái chiến lược này nhằm hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Imexpharm trong 3-5 năm tới. Việc phát hành nhằm tăng cường nền tảng vốn của Công ty đồng thời cải thiện thanh khoản của cổ phiếu IMP.

Sau khi phát hành, Imexpharm dự kiến sẽ trở thành công ty dược phẩm niêm yết lớn nhất về vốn điều lệ, củng cố vị thế dẫn đầu thị trường và khả năng cạnh tranh của công ty. 

Việc phát hành cổ phiếu thưởng sẽ được thực hiện theo tỷ lệ 1:1 và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý IV năm 2024, sau khi nhận được sự chấp thuận từ Đại hội đồng cổ đông và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Triển vọng thị trường

Cơ hội cho các công ty dược Việt Nam tiếp tục gia tăng nhờ các chính sách mới của Chính phủ nhằm ưu tiên cho các nhà sản xuất nội địa. Cụ thể, tháng 2/2024, Chính phủ đã công bố Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam. Với kế hoạch này,  năng lực sản xuất nội địa được kỳ vọng sẽ đáp ứng 80% nhu cầu dược phẩm trong nước và chiếm 70% giá trị toàn thị trường vào năm 2030.

Bà Chaerhan Chun, Chủ tịch Hội đồng quản trị Imexpharm, cho biết: “Thành công của Imexpharm sẽ tiếp tục được xây dựng trên một nền tảng tài chính, vận hành và sản xuất ngày càng hiện đại. Tôi tin tưởng rằng Công ty sẽ tận dụng được rất nhiều lợi thế mang tính chiến lược của mình để tạo ra lợi nhuận và giá trị cho cổ đông trong năm 2024 và nhiều năm sau. Kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng, nếu được thông qua, sẽ củng cố hơn nữa vị thế hàng đầu thị trường và tiềm năng tăng trưởng của Imexpharm”.

ĐHĐCĐ Imexpharm: Đặt mục tiêu doanh thu 2.630 tỷ đồng, xem xét đầu tư thêm nhà máy mới
Imexpharm lên kế hoạch tăng trưởng 2 con số trên nền so sánh cao năm 2023. Công ty đang xem xét các cơ hội đầu tư vào các nhà máy mới, ngoài 4 cụm nhà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư