Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Cướp biển bán dầu của tàu Sunrise 689 cho ai?
Hà Minh - 10/10/2014 12:39
 
Tàu Sunrise 689 của Việt Nam bị cướp biển khống chế, hút đi 1/3 trong tổng số hơn 5.000 tấn dầu. Hàng ngàn tấn dầu đó sẽ bán cho ai. Ngành buôn bán tài sản cướp biển trên biển Đông trị giá hàng trăm triệu USD nhưng nhà chức trách các nước lại đang bó tay.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tàu Sunrise 689 về đến vùng biển Việt Nam
Nóng: Thuyền trưởng tàu Sunrise 689 đã gọi điện báo về
Quốc tế nỗ lực tìm kiếm tàu chở dầu Sunrise 689 của Việt Nam mất tích
Tàu hàng 5.000 tấn mất tích trên biển Đông
  files/2014/10/10/cuop-bien-ban-dau-cua-tau-sunrise-689-cho-ai-1.jpg  
  Tàu Sunrise 689 bị bọn cướp biển khống chế và hút đi khoảng 1/3 lượng dầu  

Dầu bẩn, tiền thật

Hàng chục vụ cướp biển mỗi năm tại eo biển Malacca, eo biển Singapore và khu vực phía Nam biển Đông khiến tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới này thành nỗi ám ảnh đối với các thủy thủ. Mục tiêu của bọn cướp là những dầu - một loại hàng hóa dễ bán.

Sau khi khống chế tàu Sunrise của Việt Nam trong nhiều ngày, bọn cướp biển đã bơm hút khoảng 1/3 trong tổng số hơn 5.000 tấn và thả cho tàu lênh đênh trên biển.

Vụ cướp tàu Sunrise tại khu vực gần Singapore ngày 3/10 giống hầu hết các vụ cướp biển tại eo biển Malacca, eo biển Singapore và khu vực phía Nam biển Đông trong nhiều năm qua với mục tiêu rất rõ ràng là cướp hàng hóa mà chủ yếu là dầu trên các tàu này.

Theo hãng tin AP, đây là vụ cướp biển thứ 12 kể từ tháng 4 tại Đông Nam Á. Cũng giống như các vụ trước đó, tàu đã bị tấn công và sau đó được thả sau khi chúng cướp hết hàng hóa mà phần lớn là dầu.

Cục Hàng hải quốc tế (IMB) cũng đã xác nhận cách thức mà cướp biển khu vực này thực hiện là khá giống nhau. Trong rất nhiều vụ cướp biển trước đó, bọn cướp tấn công, chiếm giữ tàu. Các hệ thống thông tin liên lạc bị ngắt bỏ hoặc bị phá. Tàu được đưa tới một vị trí không xác định, chúng lấy hàng hóa trước khi được thả tàu và thuyền viên lênh đênh trên biển.

Tờ WSJ trích số liệu của Tổ chức chống cướp biển châu Á (ReCAAP) cho biết, trong 8 tháng đầu năm, đã có 99 vụ tàu biển bị cướp tấn công tại khu vực châu Á. Và thông thường các vụ việc xảy ra ở khu vực eo biển Malacca, eo biển Singapore và trên cả biển Đông.

Một thuyền trưởng có 20 năm kinh nghiệm vận tải biển cho biết, cách thức mà nhóm cướp thực hiện trong vụ tàu Sunrise là điển hình trên tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới này. Số lượng dầu bị cướp có giá trị trên thị trường chợ đen vào khoảng 1 triệu USD.

Trước đó, theo CNBC, hồi giữa tháng 6, tàu chở dầu MT Ai Maru cũng bị 7 tên cướp biển tiếp cận bằng cano cao tốc, không chế, đưa tàu ra xa bờ Malaysia khoảng 30 dặm trước khi cướp 620 tấn dầu chuyển sang một tàu chở nhiên liệu khác. Số dầu, theo CNBC, trên thị trường chợ đen có giá khoảng 550.000 USD.

Hồi cuối tháng 4, tàu Naniwa Maru 1 của Thái Lan cũng đã bị 16 tên cướp biển tấn công ở khu vực phía Đông bờ biển Malaysia, làm thương thuyền trưởng và lấy đi khoảng 3 triệu lít dầu diesel, trị giá khoảng 1,5 triệu USD trên thị trường đen.

Dầu bán ở đâu?

Theo Cục Hàng hải quốc tế, cướp biển đang có xu hướng gia tăng hoạt động trên khu vực eo biển Malacca, eo biển Singapore và khu vực phía Nam biển Đông. Trong vài năm gần đây, số vụ cướp biển tại khu vực này chiếm khoảng một nửa tổng số vụ trên trên thế giới. Indonesia, Malaysia và Singapore là khu vực có nhiều cướp biển nhất. Trong năm 2013, số vụ cướp biển trong khu vực đã lên tới 125 vụ, cao gấp ba lần năm 2009.

Theo đánh giá của ReCAAP, hàng hóa được cướp ưa thích nhất là dầu. Hàng trăm vụ cướp như vậy đã xảy ra trong vài năm qua nhưng hầu hết không thể bắt được thủ phạm. Chúng sở hữu vũ khí, nhiều tàu tốc độ cao, cả tàu chờ dầu lớn với mục đích cướp dầu và bán trên thị trường chợ đen.

Cho đến nay, các "khu chợ" như vậy chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, vị thuyền trưởng nói trên cho rằng, dầu có thể được bán ngay trên biển ngoài khơi các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan và thậm chí cả Việt Nam. Giá dầu chỉ bằng khoảng 50% so với giá bán trên thị trường nên việc tiêu thụ rất dễ dàng.

Gần đây, Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau cũng đã phát hiện và tạm giữ con tàu chở hơn 9.000 lít dầu diesel không có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc. Số dầu này sau đó được khai nhận là mua tại cảng Vàng của Malaysia đưa về Việt Nam tiêu thụ.

Trong vụ Sunrise hay các vụ trước đó, các thuyền trưởng và thuyền viên nhiều người xác nhận những tên cướp biển đa phần có nhận diện giống người Indonesia và Malaysia. Hoạt động của những tên cướp này rất chuyên nghiệp và cách thức tiến hành rất giống nhau, như của cùng một băng đảng.

Có thời gian, lực lượng hải quân Indonesia, Malaysia và Singapore phối hợp tuần tra ráo riết trong khu vực khiến nạn cướp biển giảm mạnh. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, nạn cướp biển lại hoành hành trở lại. IMB và ReCAAP thậm chí còn cho rằng, con số các vụ tấn công thực tế lớn hơn nhiều so với thông báo chính thức được đưa ra.

Đông Nam Á: “Thánh địa” của hải tặc Đông Nam Á: “Thánh địa” của hải tặc

Tính cả vụ tàu chở dầu SunRise của Việt Nam vừa bị cướp biển tấn công trên vùng biển Singapore, từ tháng 4/2014 đến nay, đã có hơn 10 vụ cướp xảy ra ở khu vực này. Cướp biển hoành hành đã biến Đông Nam Á trở thành một trong những vùng biển nguy hiểm nhất thế giới và làm dấy lên mối lo về an ninh hàng hải khu vực.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư