-
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu
Được biết, hiện hơn 50% số tiền mục tiêu đã được huy động trong vòng huy động đầu tiên. Nguồn vốn này đến từ những nhà sáng lập của các công ty công nghệ Việt Nam và các tổ chức đầu tư của Hàn Quốc, Singapore như NAVER, Sea, Vertex Holdings, Woowa Brother...
Trước đó, ông Dũng và bà Vy từng tham gia điều hành quỹ ESP Capital.
Bà Vy cho biết hiện cả hai đã rời quỹ này để tập trung cho Do Ventures. Bên cạnh đó, Do Ventures cũng không đầu tư vào các danh mục hiện hữu của ESP Capital. Điểm khác biệt của ESP Capital và Do Ventures là ESP tập trung vòng hạt giống với giá trị đầu tư khoảng 200.000 USD/thương vụ, còn Do Ventures tham gia từ vòng hạt giống đến vòng B nên giá trị đầu tư thấp nhất là 500.000 USD cho đến 5 triệu USD/thương vụ.
Bà Lê Hoàng Uyên Vy và ông Nguyễn Mạnh Dũng. |
Cũng theo bà Vy, Do Ventures theo mô hình venture building (mô hình nhà đầu tư tham gia xây dựng doanh nghiệp ngay từ đầu), theo đó thay vì chọn lựa những Công ty đã ăn nên làm ra để đầu tư, Do Ventures tìm kiếm những nhà sáng lập có năng lực vượt trội và giúp họ tạo ra mô hình kinh doanh mới, có khả năng giải quyết những nhu cầu cấp thiết của thị trường.
Năm 2019, tổng vốn đổ vào các công ty công nghệ ở Việt Nam là hơn 860 triệu USD. Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn đến từ nước ngoài và tập trung vào các Công ty đã vượt qua các giai đoạn nhất định. Nhiều công ty khởi nghiệp ở Việt Nam không tiếp cận được nguồn vốn này và đó là lý do Do Ventures tham gia làm đòn bẩy cho nhóm này.
Hai nhà đồng sáng lập của Do Ventures sở hữu tổng cộng 15 năm kinh nghiệm đầu tư cùng hơn 20 năm kinh nghiệm vận hành. Ông Dũng, trong vai trò Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent Capital của Nhật Bản đã song hành cùng những nhà sáng lập từ những ngày đầu để xây dựng nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ đã thành danh tại Việt Nam Tiki.vn, Foody.vn, Batdongsan.com.vn, CleverAds, Vexere.com, Nhaccuatui.com, Sapo...
Trong khi đó, bà Vy có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, từng giữ chức vụ CEO Adayroi - dự án thương mại điện tử của VingGroup trong 3 năm. Bà Vy còn được biết đến là nhà đầu tư năng nổ khi rót vốn vào 15 công ty trong giai đoạn điều hành ESP Capital như Cooky.vn, Ecomobi, MindX, Homedy, Elsa..
"Một trong những lợi thế quan trọng nhất của Do Ventures là việc quỹ có được sự ủng hộ của những tập đoàn, quỹ đầu tư và Công ty internet lớn của châu Á trong vai trò cổ đông. Nguồn vốn, hạ tầng công nghệ vững chắc và hệ sinh thái khách hàng rộng lớn có thể đem lại nhiều giá trị chiến lược cho sự phát triển dài hạn của các công ty công nghệ được Do Ventures đầu tư", bà Vy nói.
-
Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn -
Những doanh nhân cựu chiến binh ở Thái Bình -
Doanh nhân Đỗ Thị Thanh Hà: “Hãy làm điều tốt nhất vào ngày hôm nay” -
Anh hùng LLVT, doanh nhân Phan Văn Quý: Làm kinh tế cũng như trong quân sự, chọn thời cơ là vô cùng quan trọng
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên