-
Solarvest ra mắt sản phẩm tài chính hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sạch -
COP29: Ba định hướng chống biến đổi khí hậu -
Kiên định với chuyển đổi xanh -
Nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng giải pháp năng lượng xanh -
Nhựa Tiền Phong thích ứng nhanh “xanh hóa” để phát triển bền vững
Đà Nẵng cần đi tiên phong
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số TP. Đà Nẵng lần thứ II năm 2024, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị TP. Đà Nẵng đi đầu cả nước trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến công tác và chính sách dân tộc vì “địa bàn TP. Đà Nẵng đồng bào dân tộc thiểu số sống chung, tập trung thành địa bàn không nhiều và số lượng người đồng bào dân tộc thiểu số cũng không nhiều”.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị TP. Đà Nẵng tiên phong trong việc thực hiện công tác, chính sách dân tộc. |
“Chúng tôi mong muốn Thành phố quyết tâm và trở thành địa bàn đầu tiên và tiên phong trong việc thực hiện công tác và chính sách dân tộc”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá chính quyền TP. Đà Nẵng đã rất quan tâm đến chính sách dân tộc; có nhiều chủ trương mới, rất đúng đắn để phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Kết quả thực hiện chính sách đã được nhiều kết quả nổi bật như vùng đồng bào dân tộc thiểu số không còn họ nghèo, có hơn 300 người dân tộc thiểu số có việc làm thông qua ngày hội việc làm…
Bộ trưởng Hầu A Lềnh cũng bày tỏ tin tưởng Đà Nẵng sẽ trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức mạnh, có sự cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới; người dân có mức sống, chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển bản sắc hài hòa.
“Thực sự trung tâm kết tinh văn hóa khu vực miền Trung, Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, sẽ là những địa phương đứng đầu cả nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh tin tưởng.
Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đề nghị cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số. |
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đề nghị Thành phố tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội tại khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển rừng, du lịch cộng đồng.
Hơn 181 tỷ đồng đầu tư
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Anh Thi, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng khẳng định, đồng bào các dân tộc thiểu số đã cùng chung tay với các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án của trương ương, thành phố đối với vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Kết quả đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh góp phần làm thay đổi căn bản và toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng miền núi như hôm nay.
Trình bày báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2019 – 2024, ông Nguyễn Hà Nam, Chánh văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết, trong giai đoạn này, UBND Thành phố bố trí nguồn lực thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Hòa Vang, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Cụ thể, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hòa Vang là hơn 6.502 tỷ đồng (năm 2024 là hơn 1.207 tỷ đồng); tổng nguồn vốn phân cấp cho UBND huyện Hòa Vang là hơn 379 tỷ đồng (năm 2024 là hơn 70 tỷ đồng).
Đến nay, các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có điện lưới quốc gia; hệ thống giao thông được bê tông hóa đến kiệt, hẻm; hệ thống trường học, các chợ được đầu tư theo cụm dân cư hoặc tại thôn, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Nhiều dự án giao thông được đầu tư như tuyến đường ĐT 601, trục chính giao thông qua 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí, xã Hòa Bắc được đầu tư hoàn chỉnh; hoàn thành 785 m đường giao thông nông thôn thôn Tà Lang và Giần Bí, xã Hòa Bắc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; trục chính Quốc lộ 14G chạy dọc theo thôn Phú Túc, xã Hòa Phú và tuyến đường bê tông 3,5 m dài 2 km được đầu tư nâng cấp…
Tp. Đà Nẵng đã khánh thành và đưa vào sử dụng tuyến đường DT601 giúp kết nối với xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (nơi có tỷ lệ người đồng bào Cơ Tu sinh sống chủ yếu). |
Tổng kinh phí đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2019 - 2024 trên các lĩnh vực là hơn 181,6 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực trường học chiếm phần lớn với hơn 63,8 tỷ đồng, tiếp đến là văn hóa hơn 44,8 tỷ đồng, giao thông là hơn 36 tỷ đồng…
Ông Phan Văn Mỹ, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng thông tin, Thành phố đã triển khai các đề án, chính sách bảo vệ, phát triển rừng, phát triển sản xuất, khôi phục nghề truyền thống nhằm nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số như Đề án Chi trả dịch vụ môi trường với 158 hộ tham gia, hằng năm mỗi hộ thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng; giao đất giao rừng cho đồng bào dân tộc với 136 hộ, tổng diện tích giao đất là 445,86 ha...
Tuy nhiên UBND TP. Đà Nẵng cũng nhìn nhận, nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi rất lớn nhưng việc bố trí nguồn lực còn hạn chế; việc triển thực hiện một số chính sách còn chậm, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu…
Cùng với đó là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều vướng mắc, phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án.
Thực hiện công tác và chính sách dân tộc, TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2029, thu nhập bình quân đầu người dân tộc thiểu số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 65 triệu/người/năm; 100% các tuyến đường kiệt, xóm được bê tông hóa; 100% hộ gia đình vùng đồng bào đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sử dụng nước sạch phục vụ sinh hoạt; 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số đủ điều kiện được tiếp cận vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, sản xuất, cải thiện nhà ở...
-
Đà Nẵng dành hơn 181 tỷ đồng đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi -
Kiên định với chuyển đổi xanh -
Nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng giải pháp năng lượng xanh -
Thế giới đối mặt với lượng rác thải nhựa khổng lồ -
COP29: Quỹ ứng phó với biến đổi khí hậu có khả năng phải tăng lên 1.300 tỷ USD/năm -
Nhựa Tiền Phong thích ứng nhanh “xanh hóa” để phát triển bền vững -
Bayer Việt Nam: 30 năm phát triển vì “Người người khỏe mạnh, Nhà nhà ấm no”
- Nhựa Tiền Phong: Hành trình tăng trưởng bền vững, khẳng định sự minh bạch trên sàn chứng khoán
- BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- EVN thực hiện tháng tri ân khách hàng năm 2024
- Hơn 1.000 người chúc mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt với Bia Saigon Special
- Frasers Property Vietnam khánh thành phòng tin học tại Trường THCS Phú Mỹ
- The Senique Hanoi - nơi kiến trúc hiện đại và di sản giao thoa