-
Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh -
Thừa Thiên Huế phê duyệt chủ trương xây mới cầu treo Bình Thành -
Đà Nẵng thông tin về lộ trình thu hút đầu tư vào khu thương mại tự do -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản -
Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam -
Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Do đã chốt thời gian hoàn thành với chính quyền, nên việc chậm trễ thi công sẽ là ác mộng đối với nhiều dự án trọng điểm tại Đà Nẵng. |
Nỗi lo kép
Covid-19 bùng phát, TP. Đà Nẵng đã áp dụng biện pháp mạnh để khống chế dịch, bắt đầu từ ngày 31/7. Trong đó, Đà Nẵng yêu cầu các công trình động lực, trọng điểm phải xây dựng kế hoạch phòng chống Covid-19; thực hiện quản lý công nhân, người lao động theo phương án “3 tại chỗ”.
Những yêu cầu nghiêm ngặt như vậy đã làm tăng sức ép đối với các đơn vị thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Do đã chốt thời gian hoàn thành với chính quyền, nên việc chậm trễ thi công sẽ là ác mộng đối với nhiều dự án trọng điểm tại Đà Nẵng. Dự án nút giao thông cầu Trần Thị Lý được khởi công xây dựng từ tháng 3/2020, theo hợp đồng thầu đã ký kết, công trình này phải hoàn thành xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối tháng 6/2021. Tuy nhiên, đến nay, khối lượng thi công mới đạt khoảng 50%. Vì vậy, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng (đơn vị điều hành Dự án) và các nhà thầu thi công phải xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thi công công trình này đến cuối tháng 2/2022.
Ông Nguyễn Minh Huy, Trưởng ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng cho biết, dự án này đã được cấp phép thi công trở lại trong bối cảnh Covid-19. “Khó khăn hiện nay là không thể huy động thêm nhân công để thi công công trình, vì các địa phương đều thực hiện giãn cách. Trong khi đó, mùa mưa đang đến gần, nên phải tổ chức thi công khép kín tại Dự án, thực hiện phương án “3 tại chỗ” với số công nhân có mặt tại công trường và thi thi công 24/24. Chúng tôi phải đảm bảo tiến độ công trình vì đã cam kết với Thành phố”, ông Huy thông tin.
Một dự án trọng điểm khác phải đua tiến độ là Nhà máy Nước Hòa Liên, với tổng kinh phí hơn 1.170 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng sẽ giải quyết triệt để vấn đề thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Theo cam kết tiến độ, Nhà máy sẽ được vận hành chạy thử vào ngày 30/10/2021; hoàn thành xây lắp, lắp đặt thiết bị cho đập dâng Nam Mỹ vào ngày 30/10/2021, bắt đầu tích nước từ cuối tháng 10/2021; hoàn thiện, vận hành vào ngày 15/12/2021.
Ông Lương Thạch Vỹ, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng (đơn vị quản lý Dự án) cho biết, Dự án đã tạm dừng trong 1 tuần và đã được cấp phép để xây dựng trở lại. “Vừa xây dựng, vừa phải đảm bảo phòng chống Covid-19, nên chắc chắn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi phải đảm bảo tiến độ đã cam kết với Thành phố. Chỉ mong thời tiết đừng mưa sớm”, ông Vỹ nói.
Chưa như kỳ vọng
Giải ngân vốn đầu tư công đang gặp nhiều khó khăn do phải giãn cách, phong tỏa. Trong bối cảnh đó, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, gấp rút hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm để thúc đẩy tăng trưởng cũng là giải pháp cấp bách với Đà Nẵng hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ của những dự án này không như kỳ vọng.
Theo thống kê, giai đoạn 2016-2020, Thành phố có 82 dự án trọng điểm, động lực, gồm: 55 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Thành phố, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu; 7 dự án đầu tư từ nguồn vốn của các bộ, ngành; 20 dự án đầu tư từ nguồn vốn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong 55 dự án đầu tư từ ngân sách Thành phố, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, chỉ có 7 dự án và 1 dự án thành phần hoàn thành; còn lại đang thực hiện đền bù giải tỏa hoặc thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư.
Bà Phan Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND TP. Đà Nẵng cho biết, tính đến ngày 25/7, vốn đầu tư công của Thành phố giải ngân được 3.594 tỷ đồng (đạt 31% kế hoạch) là rất chậm. Những bất cập liên quan công tác giải phóng mặt bằng; chất lượng tư vấn, nhà thầu, chất lượng hồ sơ dự án vẫn chưa có biện pháp căn cơ để tháo gỡ. Nhiều dự án trọng điểm, động lực chậm tiến độ, nhất là trong khâu giải tỏa đền bù, phải gia hạn tiến độ nhiều lần, chưa tạo ra sự lan tỏa và thúc đẩy phát triển kinh tế như kỳ vọng…
“Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại là Thành phố phải quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, với phương thức làm đến đâu giải ngân đến đó, đặc biệt đẩy mạnh tiến độ thi công và giải ngân đối với các công trình trọng điểm, động lực cam kết thời gian hoàn thành trong năm 2021. Bên cạnh đó, cần giảm thiểu việc trình điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, làm “đội vốn” những công trình dự án; có giải pháp cụ thể để xử lý các vướng mắc trong công tác giải tỏa đền bù”, bà Nhung đề nghị.
-
Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam -
Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu quản chặt chất lượng Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang -
Tập đoàn Ramid Hotels & Resorts tìm cơ hội đầu tư dự án tại 2 tỉnh miền Trung -
Thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng -
“Nút thắt” tại dự án đầu tư công ở Quảng Bình -
TP.HCM chốt ngày thông xe toàn tuyến hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up
- VINACONEX và Đại học Xây dựng Hà Nội hợp tác đào tạo ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị
- CT Group và những dấu ấn công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024