
-
Khánh Hòa kiểm tra việc chấp hành giá dịch vụ lưu trú trong dịp Lễ 30/4, 1/5
-
Tour văn hóa, lịch sử tại TP.HCM “cháy vé” dịp lễ 30/4
-
Hậu Giang phát triển du lịch Ngã Bảy thông minh, hiệu quả, bền vững
-
Thị xã Sơn Tây khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, kinh tế phía Tây Hà Nội
-
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích? -
Thành phố Huế: Chuỗi hoạt động chào mừng 30/4, 1/5/2025
Ngày 27/5, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, Hiệp hội đã đề xuất nhiều giải pháp với thành phố để hỗ trợ người lao động ngành du lịch trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh Covid-19.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố hiện gặp khó khăn chồng chất. Bây giờ doanh nghiệp đặt vấn đề đóng cửa thế nào, tồn tại ra làm sao, chứ không còn đặt vấn đề bao giờ quay lại hoạt động.
Sau các đợt dịch bệnh, doanh nghiệp du lịch đã không còn sức để kháng cự, quá khó khăn. Theo ông Dũng, TP. Đà Nẵng, với hơn 5.000 doanh nghiệp du lịch hoạt động thì hiện đã đóng cửa hơn 90%. Riêng Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng có 1000 doanh nghiệp hội viên, thì có đến gần 10% đã giải thể, số còn lại đóng cửa. Người lao động ngành du lịch nghỉ việc nên gặp nhiều khó khăn.
“Để hỗ trợ người lao động trong giai đoạn khó khăn này, Hiệp hội đã đề xuất và được UBND TP. Đà Nẵng đồng ý chủ trương, giao cho các sở ngành nghiên cứu cho người lao động ngành du lịch vay vốn từ ngân hàng chính sách, mỗi người lao động dự kiến được vay tối đa 100 triệu đồng, trong thời gian 3 đến 5 năm. Mục tiêu là giúp người lao động duy trì cuộc sống, dự kiến thời gian vay như vậy đủ để thị trường phục hồi, từ đó người lao động ngành du lịch sẽ có thu nhập để trả khoản vay trên. Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện chủ trương này, nhằm quan tâm và hỗ trợ người lao động ngành du lịch”, ông Dũng thông tin.
Bãi biển Đà Nẵng vắng khách du lịch vì Covid-19. |
Ông Dũng cũng cho biết, hiện số người lao động đã đăng ký vay là gần 2000 người và Hiệp hội đang tiếp tục nhận đăng ký. Về lâu dài, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng đề xuất cần có nhiều giải pháp để giúp doanh nghiệp. Chính phủ cần có những gói cứu trợ mới dễ tiếp cận cho người lao động; giải cứu doanh nghiệp bằng các chính sách tài chính như khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi vay; có các chính sách khuyến khích thị trường khi dịch bệnh được kiểm soát và du lịch được phục hồi.
“Với tình hình hiện này, thì không thể dự đoán được bao giờ du lịch sẽ phục hồi. Bây giờ chỉ hy vọng vào vaccin, miễn dịch cộng đồng, chứ nếu như dịch bệnh cứ quay lại thì doanh nghiệp càng khó khăn hơn. Doanh nghiệp du lịch mong Chính phủ nhanh chóng tiếp cận các nguồn vaccin, ưu tiên tiêm vaccine cho cán bộ, nhân viên ngành du lịch, đó mới giải pháp căn bản, lâu dài để doanh nghiệp không phải thấp thỏm lo dịch bệnh quay trở lại”, ông Dũng kiến nghị.
Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, trong quý I/2021, hoạt động du lịch Đà Nẵng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 610,6 nghìn lượt, giảm 52,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, khách quốc tế ước đạt 48,6 nghìn lượt, giảm 91,7%. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 4.094,7 tỷ đồng, tăng 1,3%; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 170,3 tỷ đồng, giảm 61,3%.
Theo UBND TP Đà Nẵng, với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, từ tháng 3/2020 đến nay, tất cả các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng đều tạm dừng hoạt động; hiện nay, có 11 đường bay nội địa đến Đà Nẵng với tần suất hơn 300 chuyến/tuần .
Cũng trong quý I/2021, công tác đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá, xúc tiến, liên kết được tập trung thực hiện. Theo đó, thành phố đã tổ chức khảo sát hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng tại Hòa Bắc. Khảo sát các điểm du lịch dọc tuyến sông Cu Đê, CT15 - Hòn Sụp, Bãi Nam - Bãi Đa; phối hợp với các đơn vị lữ hành tổ chức chương trình city tour miễn phí. Triển khai Kế hoạch tổ chức thí điểm các hoạt động vui chơi, giải trí về đêm tại bãi biển Mỹ An và Kế hoạch tổ chức thí điểm chương trình Đà Nẵng về đêm - Danang By Night. Thiết kế cảnh quan một số điểm trang trí, check-in tại Công viên Biển Đông để phục vụ người dân và du khách trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Tiếp tục triển khai công tác đầu tư bến CT15 và chuẩn bị khai thác tuyến du lịch đường thủy nội địa tại bán đảo Sơn Trà CT15 - Hòn Sụp - Bãi Nam - Bãi Đa.
Theo UBND thành phố Đà Nẵng, trong những tháng tiếp theo, Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai các Kế hoạch: khôi phục hoạt động du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2022; tổ chức thí điểm chương trình “Đà Nẵng về đêm - Danang By Night”; tổ chức thí điểm các hoạt động vui chơi giải trí đêm tại bãi biển Mỹ An; triển khai Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch thành phố Đà Nẵng; liên kết hợp tác phát triển du lịch; chuyển đổi số trong hoạt động du lịch v.v… Tổ chức chương trình kích cầu du lịch Đà Nẵng năm 2021, Khai trương mùa du lịch biển 2021, Lễ hội “Tuyệt vời Đà Nẵng 2021.

-
Thị xã Sơn Tây khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, kinh tế phía Tây Hà Nội -
Phố đi bộ hồ Gươm mở cửa 5 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 -
Quảng Ninh: Thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan tại Cô Tô -
Hà Nội tăng sức hút với ưu đãi từ khách sạn 4 - 5 sao -
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích? -
Hà Nội: Nhiều chương trình văn hóa, du lịch, trải nghiệm đặc sắc dịp lễ 30/4, 1/5 -
Ứng dụng công nghệ số gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch quốc tế
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang