
-
Tập đoàn Amata thực hiện lời hứa đưa KCN Sông Khoai thành điểm đến đầu tư bền vững
-
Đồng Tháp đầu tư trên 20 tỷ đồng thực hiện Hệ thống nền tảng nông nghiệp số
-
Đồng Nai gia hạn 4 mỏ đất để “cứu” cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
-
3 tháng, doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài gần 120 triệu USD
-
Bạc Liêu: 100 tỷ đồng nâng cấp dự án hạ tầng vùng muối ven biển -
Khánh Hòa chuyển đổi hơn 339 ha từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm khác
![]() |
“Các biện pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, cùng với kết quả giải ngân tích cực trong năm 2022 đã bổ sung nguồn lực lớn cho tăng trưởng, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô”. Đây là nhận định được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ được kết nối tới các địa phương diễn ra hôm qua (2/2).
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) đến ngày 31/1/2023 đạt 92,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2022 (95,11%), tuy nhiên số tuyệt đối giải ngân của năm ngân sách 2022 cao hơn năm 2021 khoảng 100.000 tỷ đồng, tăng khoảng 23%.
Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công được người đứng đầu Chính phủ xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022 và năm 2023, do đó, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng đã giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN hơn 707.044 tỷ đồng, bằng 100% số vốn Quốc hội quyết nghị phân bổ chi tiết cho từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương cho năm 2023.
Đến hết ngày 31/1/2023, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án là gần 516.771 tỷ đồng, đạt 73,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khó khăn, thách thức đang ngày càng gia tăng cả từ bên ngoài và bên trong nền kinh tế. Sức ép điều hành tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tăng cao.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc tập trung nguồn lực đẩy nhanh các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược, quan trọng, các dự án đầu tư công trong năm 2023 sẽ vừa hỗ trợ sản xuất trong nước, vừa phát triển không gian và động lực tăng trưởng mới cho tăng trưởng kinh tế.
Đồng tình với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có nội dung về đầu tư công, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, Thành phố đã đề ra các giải pháp thúc đẩy đầu tư công trong năm 2023, trong đó yêu cầu, với dự án đã được phân bổ vốn, chủ đầu tư phải có kế hoạch triển khai ngay. Đến tháng 7, nếu không làm rõ được kế hoạch giải ngân, Thành phố sẽ điều vốn sang dự án khác.
Với dự án còn trong danh mục dự phòng, TP.HCM sẽ có kỳ họp Hội đồng Nhân dân chuyên đề vào tháng 3 để phân bổ tiếp vốn. UBND Thành phố cũng tiếp tục vận hành ba tổ công tác và giao ban hàng tháng để kịp thời điều chỉnh vốn, giải quyết vướng mắc, khó khăn.
Nhằm thúc đẩy việc phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023; thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2023. Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn; tiếp tục rà soát các dự án, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư; thực hiện giải ngân ngay khi có khối lượng.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thủ tục đầu tư công, thẩm định dự án đầu tư, kiểm soát chi vốn trong nước và đơn rút vốn của các nhà tài trợ bằng chứng từ điện tử, chữ ký số, đơn giản hóa quy trình kiểm soát chi và hồ sơ yêu cầu rút vốn.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhiệm vụ của tháng 2 là rất lớn, do đó, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ bên ngoài, phát huy tối đa mặt mạnh, làm được của năm 2022 và tháng 1/2023, khắc phục khó khăn, thách thức, trên cơ sở đó thúc đẩy, cổ vũ toàn hệ thống các cơ quan hành pháp và cả hệ thống chính trị tập trung phát triển kinh tế - xã hội với tinh thần phục hồi nhanh, phát triển bền vững ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm, giải quyết những vấn đề ách tắc, vướng mắc, tháo gỡ những vấn đề mà doanh nghiệp, nhân dân đang gặp khó khăn; đặt nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
-
Bạc Liêu: 100 tỷ đồng nâng cấp dự án hạ tầng vùng muối ven biển -
Khánh Hòa chuyển đổi hơn 339 ha từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm khác -
Gần 50.000 tỷ đồng đầu tư hai tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Nam Định - Thái Bình -
Tiếp tục lùi ngày đấu thầu hạng mục nhà ga hành khách sân bay Long Thành -
Thủ tướng phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong -
Hậu Giang chấp thuận đầu tư Khu văn hóa, thể thao, giải trí vốn trên 1.170 tỷ đồng -
Khánh thành tuyến đường gần 1.000 tỷ đồng, “kích cầu” kinh tế Khu kinh tế Vân Phong
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”