
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
-
Quảng Ninh: Kịch bản cho tăng trưởng quý II/2025
-
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024)
-
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương
-
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
![]() |
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. |
Và hành trình thực hiện lời hứa với cử tri của gần 500 đại biểu bắt đầu với không ít thử thách.
Chưa từng có tiền lệ, đó là sức tàn phá của Covid-19. Để thích ứng, năm 2020, lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội (khoá XIV) họp trực tuyến. Đến năm 2021, cũng lần đầu tiên trong 15 cuộc bầu cử, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV đã tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử bằng hình thức trực tuyến.
Nhưng, dù trực tiếp hay trực tuyến, dù giữ bất kỳ cương vị, vị trí công tác nào, thì lời hứa chung nhất từ các ứng viên vẫn là liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, với các cơ quan chức năng.
Chỉ thế thôi, thì chưa đủ. Bởi Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Bởi đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. Có nghĩa, mỗi vị được Nhân dân tín nhiệm qua lá phiếu đều phải có năng lực làm người đại diện để hoàn thành nhiệm vụ đã được cử tri ủy quyền, hoàn thành trọng trách hết sức nặng nề mà Quốc hội trao.
Quốc hội khóa XV, dù có đến 38,6% đại biểu chuyên trách thì vẫn có hơn 300 vị khác là kiêm nhiệm. Họ không chỉ không thể dành 100% thời gian để làm đại biểu, mà đôi khi còn đứng trước những lựa chọn rất khó khăn. Bởi, họ vừa là người quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, vừa là người chấp hành, thi hành các chính sách ấy. Họ cũng vừa là người thực hiện quyền giám sát, vừa là người chịu sự giám sát; vừa xây dựng chính sách, vừa thực thi chính sách.
Nhưng, lời hứa nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của người đại biểu dân cử với cử tri vẫn còn trên giấy trắng mực đen. Mỗi đại biểu khi bước vào Hội trường Diên Hồng - nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội, chắc hẳn đều mang theo lời hứa ấy, để dù là đại biểu không chuyên trách, cũng hướng tới sự chuyên nghiệp.
“Bí quyết” để làm một đại biểu chuyên nghiệp từng được một số vị đại biểu nhiệm kỳ trước đúc kết. Đó là khi bước vào nghị trường, thì phải tạm quên chức vụ. Mọi phát biểu, quyết định phải xuất phát từ lợi ích của dân, nghĩ đến quyền lợi của dân trước hết, không phân vân suy nghĩ nói cái này có lợi hay có hại cho mình.
Một lãnh đạo tỉnh vừa trúng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, cũng là đại biểu kiêm nhiệm từng đưa ra khái quát dân dã hơn là, đã làm thì không “sợ”, đã “sợ” thì không làm. Vị này cho rằng, hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu phụ thuộc vào trách nhiệm của đại biểu trước cử tri và bản lĩnh của đại biểu, chứ không phải là chuyên trách hay kiêm nhiệm.
Tái đắc cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp, một nữ đại biểu miền Trung cho rằng, để trọn lời hứa với cử tri, đại biểu Quốc hội cần hội đủ đạo đức, bản lĩnh, trí tuệ. Có đạo đức thì người đại diện cho dân sẽ thực sự hành động theo nguyện vọng của nhân dân; có bản lĩnh mới dám nói những điều dân gửi gắm và có trí tuệ thì mới có thể thay mặt dân quyết định các công việc quan trọng của đất nước.
Tận tụy để dân mến, trách nhiệm để dân thương, kỷ cương để dân trọng, năng động để dân nhờ, đó không chỉ là nhắn nhủ, mà là một kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến các đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ mới, ngay kỳ họp đầu tiên.
Tận tụy, trách nhiệm, kỷ cương để dân mến dân, thương dân, dân trọng thì ít nhiều đại biểu có thể thực hiện được ngay. Nhưng năng động để dân nhờ thì đòi hỏi họ, nhất là người tham gia Quốc hội lần đầu phải nhanh chóng “đốt cháy giai đoạn”, để giai đoạn “làm quen” không kéo quá dài.
Vì, như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hơn một lần nhấn mạnh, đây là kỳ họp hết sức quan trọng với nhiệm vụ trọng tâm là xem xét, quyết định tổ chức và nhân sự cấp cao của bộ máy nhà nước trong nhiệm kỳ. Cũng hết sức quan trọng nữa, là Quốc hội cần xem xét, quyết định một số chương trình, kế hoạch lớn cho 5 năm sắp tới như Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn và một số chương trình mục tiêu quốc gia của giai đoạn 2021 - 2025.
Nhiệm kỳ mới, đại biểu mới, kế hoạch mới và khó khăn cũng rất mới, bên cạnh những vấn đề cũ đang đặt ra thách thức mới. Vậy nên, luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết và quyết tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, đó không phải là khẩu hiệu, mà là điều mà mỗi đại biểu cần tâm niệm để không thất hứa với cử tri.

-
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% -
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt -
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã -
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu -
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng