
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
Hội thảo hệ thống tạo lập thị trường cho thị trường chứng khoán phái sinh vừa diễn ra tại Hà Nội |
Những doanh nghiệp phần mềm quốc tế này bao gồm Horizon Software, SET Trade và Fedility National Information Services (FIS). Theo đó, các công ty trên đã đề xuất các mô hình hệ thống phái sinh dành cho thành viên khi xây dựng hệ thống phái sinh của đơn vị trong thời gian tới.
Mới đây, Sở GDCK Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng vừa tổ chức “Hội thảo hệ thống tạo lập thị trường cho thị trường chứng khoán phái sinh” nhằm hỗ trợ các thành viên của Sở chuẩn bị tham gia thị trường. Nội dung hội thảo xoay quanh các quy định đối với thành viên tạo lập thị trường và một số giải pháp phần mềm dành cho các thành viên thị trường phái sinh.
Ông Nguyễn Anh Phong, Phó TGĐ Sở GDCK Hà Nội, cho biết, cơ chế tạo lập thị trường có thể sẽ được áp dụng ngay khi khai trương thị trường chứng khoán phái sinh.
HNX mong muốn cùng với các thành viên chuẩn bị kỹ càng cho nhiệm vụ này để có thể xây dựng một cơ chế tạo lập thị trường hiệu quả, phù hợp với thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trên cơ sở Nghị định 42/2015/NĐ-CP, Thông tư 11/2016/TT-BTC, Sở GDCK Hà Nội đã dự thảo quy chế thành viên thị trường phái sinh với các quy định liên quan đến thành viên tạo lập thị trường.
Dự thảo bao gồm các nội dung chính như: điều kiện thành viên, quyền và nghĩa vụ, quy trình đăng ký, nghĩa vụ yết giá, đánh giá hoạt động tạo lập thị trường, và chấm dứt, tạm ngừng hoạt động tạo lập thị trường.
Theo dự thảo, để trở thành thành viên tạo lập thị trường, trước hết ứng viên phải là thành viên giao dịch/thành viên đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ; công ty chứng khoán cần có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu 900 tỉ đồng, đối với ngân hàng thương mại là 5.000 tỷ đồng.
Ứng viên cũng cần phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự, về cơ sở vật chất, có phần mềm giao dịch và quản lý hoạt động tạo lập thị trường; hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động tạo lập thị trường...
thành viên tạo lập thị trường được hưởng các ưu đãi theo quy định của Sở GDCK (giảm phí, các khoản tài trợ khác) được hưởng các quyền khác theo hợp đồng ký kết với Sở GDCK.
Đồng thời, thành viên tạo lập thị trường cũng có các nghĩa vụ duy trì các điều kiện đối với thành viên tạo lập thị trường, thực hiện nghĩa vụ yết giá, quy mô thành viên tạo lập thị trường, thời gian báo giá theo quy định của Sở; duy trì mức số dư trái phiếu Chính phủ tối thiểu theo quy định của Sở GDCK (đối với thị trường hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ)...
Để giao dịch tạo lập thị trường, thành viên phải đăng ký tài khoản riêng, độc lập với tài khoản tự doanh của công ty và phải tuân thủ các nghĩa vụ về yết giá như quy định về khối lượng, phương thức yết giá, thời gian yết giá…

-
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt