Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Đánh thuế nước ngọt có gas: Hiệu quả ở đâu?
Bích Hương - 10/03/2014 09:26
 
Dự thảo Luật sửa đổi Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện  thu hút sự quan tâm của nhiều phía sau khi Bộ Tài chính đăng tải lấy ý kiến góp ý của dư luận. Vẫn tồn tại rất nhiều ý kiến trái chiều khi Dự thảo nhắm vào việc lần đầu tiên, nước ngọt có gas không cồn xuất hiện trong danh mục chịu 10% thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo một chuyên gia tài chính, khị đưa ra quy định này, Bộ Tài chính có lý của mình.

Đó là, một nguồn thu mới không nhỏ từ thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước. Các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam và trên thế giời thường được liệt kê vào nhóm “xa xỉ phẩm”, vì dù chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng tiêu dùng nhỏ, nhưng lại chiếm tỷ trọng tương đối cao trong thương mại.

Bên cạnh đó là những loại hàng hóa đã được chứng minh có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường như rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu...

Nước có gas đã được biết đến trong nhiều thế kỷ như là một loại đồ uống giúp điều trị các bệnh tiêu hóa

Nói cách khác, việc nhà nước áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt có tác dụng điều chỉnh mức tiêu thụ, hạn chế nhập siêu, bảo vệ sức khỏe người dân, đảm bảo công bằng xã hội và sản phẩm đó không gây tác động đến số đông người có mức thu nhập trung bình và người có thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Dự thảo luật sửa đổi Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều phía sau khi Bộ Tài chính đăng tải lấy ý kiến góp ý của dư luận. Vẫn tồn tại rất nhiều ý kiến trái chiều khi Dự thảo nhắm vào việc lần đầu tiên, nước ngọt có gas không cồn xuất hiện trong danh mục chịu 10% thuế tiêu thụ đặc biệt.

Câu hỏi đặt ra là, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt có gas không cồn liệu có thực sự điều chỉnh mặt hàng này theo chiều hướng tích cực như với các đối tượng truyền thống khác như bia, rượu, ô tô, tàu bay, du thuyền và các dịch vụ xa xỉ như: kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke, casino, trò chơi điện tử có thưởng, đặt cược, xổ số... hay không.

Nước uống có gas (CO2) có thực sự gây hại cho sức khoẻ?

Bộ Tài chính dẫn chứng mặt hàng nước ngọt có gas không cồn theo một số bằng chứng nghiên cứu cảnh báo có tác hại lớn đến sức khỏe người dùng như bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, mỡ máu, gút và tăng nguy cơ bị ung thư.

Các nghiên cứu khoa học trên thế giới và một kết luận của Bộ Y tế Việt Nam đã chỉ ra những quan điểm không đồng thuận với đề xuất trên.

Nguyên nhân gây béo phì

Kết luận trong tờ trình cho rằng, tự thân nước ngọt có gas gây ra chứng béo phì là chưa có cơ sở trong các nghiên cứu y khoa có uy tín. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, gas tạo ra cảm giác no và do đó giảm được lượng thức ăn đáng kể vào cơ thể.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh (British Journal of Nutrition) cho thấy, tăng mức độ gas trong thức uống làm tăng cảm giác no và giảm lượng calo hấp thu vào sau đó. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, "so với nước giải khát có ít gas, việc tiêu thụ nước giải khát có lượng gas vừa và cao tạo ra cảm giác no hơn cho đến tận bữa trưa, khi đó lượng thức ăn và nước uống đưa vào cơ thể ít hơn một cách đáng kể." Nói cách khác, những người sử dụng nước giải khát có gas trước bữa ăn cảm thấy no hơn và ăn ít hơn, do đó mức độ béo phì sẽ giảm.

Những kết quả này đã được nhân rộng trong một nghiên cứu riêng biệt/độc lập khác của Đại học Iowa, Hoa Kỳ cũng chứng minh nhiều người cảm thấy no nhanh hơn và kết quả là tiêu thụ một lượng ít hơn khi uống nước giải khát có gas so với khi uống các nước giải khát không có gas.

Nguyên nhân gây mỡ máu, tiểu đường, gút và ung thư

Một kết luận khác trong tờ trình cũng cho rằng, các phụ gia như chất tạo màu, hương vị, chất bảo quản có thể gây ra các căn bệnh như mỡ máu, tiểu đường, bệnh gút và tăng nguy cơ ung thư là một ý kiến cần được xem xét và nghiên cứu thấu đáo hơn khi ngành Y tế đã có những qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm rất chặt chẽ đối với việc sử dụng các phụ gia này, vốn không chỉ được sử dụng trong nước ngọt có gas, mà trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống phổ biến khác tại Việt Nam.

Trong một thông báo được đăng tải gần đây trên website của mình, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm khẳng định chất tạo màu caramel (4-methylimidazole) trong các sản phẩm đồ uống là an toàn và phù hợp với quy định an toàn thực phẩm của Việt Nam.

Các hiểu nhầm khác về tác hại của nước ngọt có gas không cồn

Mối liên hệ giữa nước giải khát có gas và các vấn đề tiêu hoá là một khái niệm mơ hồ đã lỗi thời. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng Hoa Kỳ (Journal of Food Science) cho thấy, nước giải khát có gas không gây thiệt hại cho đường tiêu hóa.

Các nghiên cứu khác gần đây thậm chí còn cho rằng, nước có gas thực sự có lợi cho sức khỏe tiêu hóa và tim mạch. Một nghiên cứu của Hiệp hội Khoa học Dinh dưỡng Hoa Kỳ (American Society of Nutrition Sciences) đã chỉ ra, nước khoáng có gas có nồng độ sodium cao giúp cho việc giảm cholesterol và nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch đối với phụ nữ.

Nước có gas được biết đến trong nhiều thế kỷ như là một loại đồ uống giúp điều trị các bệnh tiêu hóa và một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tiêu hoá và Gan của châu Âu (European Journal of Gastroenterology and Hepatology) xác nhận, nước có gas làm giảm chứng khó tiêu và triệu chứng táo bón. Những năm gần đây, nghiên cứu đoạt giải Nobel của Tiến sĩ Barry Marshall đã chứng minh vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), chứ không phải thực phẩm có tính acid và cay, là nguyên nhân gây viêm loét hệ thống tiêu hóa.

Có thực sự tăng thu ngân sách?

Sự thay đổi mạnh về lựa chọn của người tiêu dùng còn tác động trực tiếp tới mức thu của một loạt các loại thuế khác liên quan đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp và nhà sản xuất. Bởi trong trường hợp mức tiêu thụ nước ngọt có gas không cồn giảm, doanh thu của các bên nói trên sẽ giảm và kéo theo đó là hụt nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nếu tác động môi trường, y tế, an ninh xã hội của việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt có gas không được chứng minh; khoản thu ngân sách nhà nước bị thâm hụt sẽ trở nên vô nghĩa. Nói cách khác, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt có gas chưa chắc đã thực sự tăng thu ngân sách.

Chưa dừng lại ở đó, việc hụt nguồn thu ngân sách còn có thể phát sinh từ sự khác biệt giữa hệ thống thuế giữa các quốc gia láng giềng trong cùng một cộng đồng kinh tế. Liên minh châu Âu là một ví dụ, tại một số nước áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước giải khát không cồn, trong đó có nước ngọt có gas, như Đan Mạch, Hà Lan, Pháp.

Các chuyên gia kinh tế chứng kiến sự dịch chuyển rất rõ của mức tiêu thụ mặt hàng chịu thuế từ các nước này sang nước láng giềng. Cụ thể, người dân các nước nói trên đã sang nước láng giềng để mua nước ngọt có gas (không bị đánh thuế) với giá rẻ hơn rất nhiều. Hiện tượng này đã giáng một đòn nặng nề đến doanh thu quốc dân của Đan Mạch.

Kết quả là nước này cùng với Hà Lan đã bắt đầu lộ trình xóa bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước giải khát không cồn từ năm 2013. Trong khi đó ở Pháp, nước có ngành công nghiệp nước giải khát đang rơi tự do kể từ khi loại thuế này được áp dụng trong những năm gần đây, hiện chưa có động thái gì. Ở một diễn biến khác, Bỉ đã bác bỏ dự thảo điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt có gas vào cuối năm 2013, sau một thời gian cân nhắc.

Định hướng tiêu dùng theo hướng tích cực?

Trong khi xa xỉ phẩm phục vụ nhu cầu của một nhóm nhỏ, thường có thu nhập cao và khi thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại hàng hóa dịch vụ này sẽ mang lại nguồn thu ngân sách đáng kể, thì nước ngọt có gas không cồn là một mặt hàng phổ thông, được người dân sử dụng rộng rãi, đặc biệt là người có thu nhập thấp nên bất kỳ sự thay đổi nào về giá có thể gây chuyển biến mạnh về cầu. Từ đó, người tiêu dùng với mức thu nhập trung bình trở xuống sẽ chuyển sang mua những mặt hàng thay thế, mà cụ thể sẽ sử dụng nước ngọt không gas. Nếu trường hợp này xảy ra, lập luận bảo vệ sức khỏe cộng đồng sẽ bị lung lay bởi hàm lượng đường trong các loại nước ngọt không có gas trên thực tế không hề thua kém nước ngọt có gas, thậm chí còn cao hơn.

Trong thực tế, nguy cơ gây béo phì do thói quen tiêu thụ hàm lượng calo cao trong các loại thực phẩm và lối sống thiếu lành mạnh phải là cơ sở cho mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng của các nhà làm luật.

Nước giải khát có gas chịu thuế như rượu, bia, mát xa?
Theo Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi, nước giải khát có gas không cồn đã...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư