
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới
-
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
-
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc -
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
![]() |
Cho đến thời điểm này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giao thông - Vận tải đã nhận đủ các cam kết của 14/14 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đến việc đảm nhận vai trò cơ quan chủ quản thực hiện các dự án, các dự án thành phần đầu tư cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
Cần phải nói thêm rằng, trong các dự án này có 3 công trình đường bộ cao tốc có quy mô vốn rất lớn, triển khai qua địa bàn 2 - 3 tỉnh được Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV là Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Trước đó, theo yêu cầu của Chính phủ, ngoài việc phải cam kết bố trí đủ nguồn ngân sách địa phương để hoàn thiện đoạn tuyến cao tốc trên địa bàn, người đứng đầu UBND 14 tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo chính xác, trung thực về năng lực, kinh nghiệm của ban quản lý dự án dự kiến đảm nhận công việc.
Đây là những thông tin rất quan trọng để các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ phương án tổ chức triển khai được đúng người, đúng việc, bởi với vai trò điều hành, thì năng lực các ban quản lý dự án đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của dự án.
Theo thông tin bước đầu, có 11/14 địa phương tự đánh giá ban quản lý dự án (bao gồm tổ chức và nhân sự) thuộc địa phương mình đủ năng lực, kinh nghiệm để tổ chức thực hiện các dự án, dự án thành phần khi được phân cấp, đồng thời cam kết đảm bảo tiến độ, chất lượng khi được giao làm cơ quan chủ quản.
Với 3/14 địa phương còn lại, tuy tự đánh giá ban quản lý dự án của mình chưa đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý, nhưng vẫn xin làm cơ quan chủ quản và cam kết kiện toàn nhân sự, đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý hoặc tổ chức lựa chọn tư vấn quản lý dự án để triển khai theo đúng tiến độ, chất lượng và các quy định hiện hành.
Được biết, tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo Chính phủ nhiệm kỳ này là đẩy mạnh phân cấp, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo nguyên tắc “việc nào, cấp nào sát thực tế hơn thì giao cho cấp đó thực hiện”.
Thực tế từ thành công của Quảng Ninh, Ninh Bình, Tiền Giang, Lạng Sơn… cho thấy, việc phân cấp khi giao vai trò chủ quản đầu tư các dự án giao thông lớn không chỉ phát huy tính tự chủ, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong huy động các nguồn lực tham gia đầu tư công trình, mà còn tạo thuận lợi trong kiểm soát việc cấp phép các mỏ vật liệu, khai thác quỹ đất dọc tuyến.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các dự án hạ tầng giao thông thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội đều yêu cầu thời gian triển khai rất ngắn so với thông lệ (2-3 năm), nhất là khi Bộ Giao thông - Vận tải (cơ quan chủ lực về triển khai xây dựng giao thông) đã chạm ngưỡng năng lực với dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Ở chiều ngược lại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhiều lần nhắc nhở các bộ, ngành phải tin tưởng giao trách nhiệm cho các địa phương và khi được giao, địa phương phải cố gắng cao nhất, khẳng định trách nhiệm của mình với dân, với nước.
Bên cạnh đó, việc phân cấp, phân quyền phải đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực phù hợp và nâng cao năng lực cán bộ thực hiện, mà công việc khởi đầu chính là thẩm định, đánh giá đúng năng lực điều hành của các ban quản lý dự án địa phương để phân cấp, giao việc.
Đối với các dự án cao tốc quy mô lớn thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, ngoài nỗ lực của địa phương, các bộ quản lý chuyên ngành cần kịp thời ban hành hướng dẫn về quy trình triển khai, hỗ trợ kỹ thuật; tăng cường năng lực chuyên môn cho các địa phương.
Đây cũng chính là sự cụ thể hóa cho tư duy đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có mục tiêu quan trọng nhất là hoàn thành xây dựng 5.000 km cao tốc vào năm 2030.

-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc -
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm” -
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật" -
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới