
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
KSH hiện hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò địa chất, khoáng sản, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, mua bán thực phẩm, nông sản… |
Chưa qua thời gian khó
Nửa cuối năm 2017 có thể vẫn là giai đoạn còn nhiều khó khăn với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển KSH. Điều này một phần thể hiện qua diễn biến giá cổ phiếu KSH trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) thời gian qua. Mặc dù đã đi qua vùng đáy, nhưng mặt bằng giá của cổ phiếu này vẫn chưa thể bứt phá, chưa hình thành xu hướng phục hồi bền vững.
Giai đoạn thoái trào nhất của cổ phiếu KSH rơi vào tháng 4/2017, có lúc chạm đáy 2.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, cổ phiếu thuộc hàng “penny chip” này bỗng dưng bật tăng khá nhanh trong thời gian từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6/2017, với mức giá cao nhất đạt gần 3.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, niềm vui của các cổ đông KSH cũng không kéo dài được lâu khi cổ phiếu này đã nhanh chóng rớt giá trở lại và đóng cửa phiên ngày hôm qua (24/7) ở mức giá 2.590 đồng/cổ phiếu.
Về hoạt động của Công ty, doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu năm 2017 đạt 200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2 tỷ đồng, cổ tức 5%. Trước đó, năm 2016, KSH đạt lợi nhuận khá khiêm tốn, chỉ 546 triệu đồng, nhưng Công ty có khoản lợi nhuận tích lũy từ năm trước là 13,32 tỷ đồng, nên tổng mức lợi nhuận chưa phân phối (bao gồm cả khoản lợi nhuận năm 2016) là 13,866 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2016, KSH dự kiến không chia cổ tức nhằm giữ lại lợi nhuận để tích lũy mở rộng sản xuất - kinh doanh và mở rộng thị trường theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn tới.
Về tài chính, KSH là doanh nghiệp vay nợ rất ít, với tổng nợ tại thời điểm 31/3/2016 chỉ là 10,5 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản là 305 tỷ đồng.
Chuyển trụ sở lên Lào Cai, căng sức tái cơ cấu
Hiện tại, KSH có trụ sở ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tuy nhiên, không lâu nữa, doanh nghiệp này sẽ chuyển trụ sở lên TP. Lào Cai.
Theo lý giải của KSH, việc chuyển trụ sở để cho phù hợp với tình hình kinh doanh và thực trạng hiện nay của Công ty. KSH hiện hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò địa chất, khoáng sản, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, mua bán thực phẩm, nông sản…
Công ty này cũng dự kiến đầu tư vào một số công ty hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, sản xuất phân bón, thương mại - dịch vụ, gồm: góp vốn vào Công ty TNHH Đầu tư Tam Nguyên, góp vốn thành lập Công ty cổ phần Đầu tư tài nguyên Sapa, góp vốn vào Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Lào Cai và mua phần vốn góp của Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Huy Hoàng.
Ngoài việc chuyển trụ sở, KSH cũng đã đặt ra khá nhiều công việc cụ thể cho giai đoạn từ nay đến cuối năm 2017, trong đó chủ yếu là các hoạt động tái cơ cấu tổ chức và phương thức quản trị doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc KSH, Công ty sẽ thay đổi phương thức quản trị. Theo đó, sẽ thực hiện cơ chế khoán trên cơ sở áp dụng chính sách lương thưởng theo nguyên tắc đãi ngộ gắn liền với kết quả công việc. Trong kiểm soát tài chính, KSH sẽ thực hiện cắt giảm các chi phí không hợp lý, đặc biệt là các hạng mục không phục vụ trực tiếp cho kinh doanh hoặc chưa mang lại lợi ích thiết thực trước mắt.
Đồng thời, KSH cũng thực hiện quản lý các khoản đầu tư vào các công ty có nền tảng cơ bản như doanh thu/tài sản lành mạnh, có lợi thế lâu dài thông qua phương thức mua bán - sáp nhập doanh nghiệp, mua bán dự án. Các dự án/doanh nghiệp trong mục tiêu đầu tư của KSH tập trung vào các nhóm ngành: sản xuất phân bón NPK, khai thác nguyên liệu khoáng chất công nghiệp, đầu tư khai thác quặng sắt, tích trữ nguyên liệu khoáng sản tại cửa khẩu, dịch vụ logistics biên mậu, trồng rừng và chế biến lâm sản, dịch vụ nghỉ dưỡng, chuỗi dịch vụ sinh thái…

-
Nguyễn Anh Tuấn 12:37 | 25-07-2017Nhà máy phân lân nung chảy chưa xây dựng xong dự án nằm đắp chiếu từ năm 2009 và một số công ty liên kết, công ty con làm ăn không hiệu quả. Năm 2016 kSH -800 triệu đồng..quý 1/2017 cũng (-), quý 2/2017 chưa có BCTC. Đang định đầu tư ít vào mã CK này mà không biết thế nào.7 thích
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)