-
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào?
Với ưu đãi lãi suất tín dụng xanh chỉ từ 7%, Nam A Bank mong muốn góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp và cá nhân phát triển kinh doanh bền vững gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. |
Tín hiệu tích cực
Có một bất ngờ trong các con số tăng trưởng tín dụng cuối năm 2018, đó là lĩnh vực “xanh” dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng lên đến 30%, cao hơn các lĩnh vực ưu tiên khác như nông nghiệp nông thôn (15,5%), doanh nghiệp nhỏ và vừa (13,5%), hay xuất khẩu (3,5%). Dư nợ cho vay các dự án xanh tính đến cuối quý III/2018 ước lên đến hơn 235.717 tỷ đồng. Điều này cho thấy, dòng vốn từ ngân hàng chảy vào các dự án “xanh” ngày càng nhiều hơn.
Về cơ bản, những khoản vay được đánh giá là “xanh” được rót vào những dự án có liên quan đến yếu tố môi trường, như biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên hiệu quả, hay tiết kiệm năng lượng. Với chương trình tín dụng xanh, các ngân hàng hướng đến việc cho vay mua những sản phẩm tiêu dùng như các dòng xe Sedan, máy lạnh sử dụng công nghệ Inverter, năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường.
Thực tế, cơ quan quản lý khuyến khích các tổ chức tín dụng hướng “xanh” nhiều hơn. Tháng 7 năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phê duyệt Đề án “Phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam”. Mục tiêu được đưa ra là, đến năm 2025, sẽ có 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn “xanh”.
Bản thân các tổ chức tín dụng cũng chú trọng đến yếu tố “xanh” nhiều hơn trong hoạt động cấp tín dụng. Thống kê của NHNN cho thấy, hiện có khoảng 24% dự án xanh được các ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, 17 tổ chức tín dụng đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ. Thậm chí, một số ngân hàng gắn tính “xanh” vào các chiến lược marketing và định hướng phát triển dài hạn của mình.
Trong khoảng một năm trở lại đây, ngày càng nhiều ngân hàng tham gia, tiếp cận được dòng vốn giá rẻ từ các định chế tài chính quốc tế, góp phần hấp dẫn thêm các dự án xanh. Đáng chú ý, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đặt ra các yêu cầu về nhu cầu năng lượng phục vụ phát triển, thì bên cạnh các nguồn năng lượng truyền thống, năng lượng sạch, xanh đang được xem là xu thế. Trong đó, điện mặt trời đang thu hút nguồn tín dụng ngân hàng. Chính cơn sốt điện mặt trời ở Việt Nam kéo theo cuộc đua cấp tín dụng cho các dự án năng lượng sạch, lãi suất rẻ.
Vietcombank vừa ký kết hợp đồng tín dụng với Công ty cổ phần BP Solar tài trợ Dự án Nhà máy điện mặt trời BP Solar 1. Tổng giá trị cấp tín dụng là 785 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh Vietcombank Sở giao dịch là chi nhánh đầu mối. Dự án Nhà máy điện mặt trời BP Solar 1 có công suất 46 MW, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, nằm tại xã Hữu Phước, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây là một trong những dự án điện năng lượng mặt trời được triển khai sớm nhất tại tỉnh Ninh Thuận, dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2019.
Vietcombank cho biết, Ngân hàng đã tham gia tài trợ một số dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như các thủy điện nhỏ và vừa, dự án nhiệt điện sinh thái, dự án điện năng lượng mặt trời. Trung tuần tháng 9/2018 vừa qua, Vietcombank Thủ Thiêm đã ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án Nhà máy điện mặt trời Srêpok 1 với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Đại Hải. Dự án có công suất lắp đặt 50 MWP, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Trước đó, Agribank và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã ký thỏa thuận đồng tài trợ vốn cho Dự án Nhà máy điện mặt trời Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vốn đối ứng của chủ đầu tư 40%, vốn vay các ngân hàng 60%, trong đó, Agribank Thừa Thiên Huế và Agribank Gia Lai tài trợ 30% tổng vốn đầu tư dự án, VDB Thừa Thiên Huế và VDB Quảng Trị tài trợ 30% tổng vốn đầu tư dự án.
Nhà máy điện mặt trời Phong Điền do Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC) làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích 45 ha tại thôn Mỹ Hòa, xã Điền Lộc (huyện Phong Điền), với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, công suất thiết kế 35 MW và sản lượng điện khoảng 50 triệu KWh/năm. Công trình được khởi công xây dựng vào quý IV/2017 và đưa vào hoạt động từ ngày 5/10/2018.
Vốn rẻ vào lĩnh vực tiềm năng
So với các nước đang phát triển trong khu vực châu Á và trên thế giới, Việt Nam được nhận định là quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, kéo theo nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao. Đến nay, việc khai thác các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt. Bên cạnh đó là các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến bầu khí quyển toàn cầu, khiến vấn đề an ninh năng lượng càng trở nên cấp thiết. Trong bối cảnh đó, nguồn năng lượng sạch và ổn định đang được xem là giải pháp tối ưu.
Điện mặt trời tạo nên cơn sốt tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Đặc biệt, từ giữa năm ngoái, sau khi có quy định về giá bán điện là 9,35 UScent/kWh (khoảng 2.086 đồng/kWh), cao hơn đáng kể so với giá cũ từ 1.500 đến 1.700 đồng/kWh, nhiều doanh nghiệp đã tham gia lĩnh vực này như BIM Group, TTC Group, Xuân Cầu, Bamboo Capital, TTVN Group… Các nhà đầu tư đến từ Thái Lan, Hàn Quốc cũng rất quan tâm đến thị trường điện mặt trời của Việt Nam.
Mới đây nhất, Nam A Bank cùng Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu (Global Climate Partnership Funds - GCPF) đã bắt tay triển khai chương trình “tín dụng xanh”, cấp vốn cho doanh nghiệp và cá nhân với các dự án được đánh giá là “xanh”. Theo đó, lãi suất cho vay doanh nghiệp và cá nhân mà Nam A Bank giới thiệu lần này chỉ từ 7%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 7,5% đối với khoản vay trung dài hạn. Không chỉ có lãi suất hấp dẫn, điều kiện vay vốn với tín dụng xanh được mở rộng thêm nhiều hơn so với cách hiểu trước kia, theo hướng đa lĩnh vực, đa đối tượng hơn.
Với chương trình ưu đãi này, Nam A Bank mong muốn tạo điều kiện để khách hàng bổ sung vốn cho các mục đích đầu tư, kinh doanh, tiêu dùng cũng như tuân thủ định hướng của NHNN theo Chỉ thị số 03/CT-NHNN về việc phát triển tín dụng xanh từ năm 2015, hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng cần chú trọng đến các vấn đề cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ sức khỏe con người, hướng đến việc phát triển bền vững.
“Trên thực tế, nhiều dự án sau khi được ngân hàng giải ngân, đang trong quá trình triển khai thì lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, nên phải tạm ngừng hoạt động. Điều này trực tiếp khiến doanh nghiệp chịu tổn thất và gián tiếp khiến ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong thu hồi nợ. Do đó, với ưu đãi lãi suất tín dụng xanh chỉ từ 7%, Nam A Bank mong muốn góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp và cá nhân phát triển kinh doanh bền vững gắn liền với công tác bảo vệ môi trường”, ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Nam A Bank nói.
Theo ông Tâm, chương trình ưu đãi lãi suất tín dụng xanh của Nam A Bank áp dụng cho các nhu cầu đầu tư, kinh doanh, tiêu dùng thân thiện với môi trường như: trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất không gây tác động đến môi trường; phục vụ kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng, nhà xưởng có sử dụng nguyên vật liệu giảm tiêu thụ năng lượng; xây dựng công trình, mua sắm đồ gia dụng, xe ô tô hạn chế thải khí CO2; triển khai dự án hướng đến bảo vệ môi trường...
Tín dụng xanh là hướng đi tất yếu của ngành tài chính - ngân hàng toàn cầu. Bằng việc ký kết với GCPF triển khai chương trình tín dụng xanh, Nam A Bank đã và đang thực hiện theo Đề án Phát triển ngân hàng xanh của Chính phủ và NHNN (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018). Đây cũng chính là hoạt động đầu tiên trong Dự án vì cộng đồng “Tôi chọn sống xanh” mà Nam A Bank triển khai trong năm 2019.
Trong chiến lược kinh doanh, Nam A Bank luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Chính sách ưu đãi lãi suất gói vay tín dụng xanh lần này chính là hành động thiết thực nhằm thực hiện tăng trưởng xanh trong thời kỳ hội nhập.
Những điểm nghẽn trong phát triển tín dụng xanh
Chủ trương “xanh” đã được NHNN đưa ra từ năm 2015. Theo đó, hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng phải phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh, chú trọng đến bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng xanh từ trước đến nay còn gặp nhiều khó khăn.
Các điểm nghẽn có thể nhắc đến như ngân hàng chưa cân đối được dòng vốn, vì đa phần các dự án đều cần vốn lớn, thời gian hoàn vốn rất lâu. Thêm nữa, văn bản hướng dẫn cụ thể hay cơ chế khuyến khích chưa có, nên cả bên đi vay lẫn cho vay đều chưa mặn mà.
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline Trung tâm Dịch vụ khách hàng Nam A Bank.
-
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” -
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) -
Cẩn trọng với bẫy “đổi tiền lẻ, tiền mới” dịp Tết
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024