
-
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
-
FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025
-
Hải Phòng đề xuất thí điểm hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
-
Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025
-
“Cách mạng thanh toán” cho người mua căn hộ The Gió Riverside -
Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững
![]() |
Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu đậu tương. |
Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam (VFA) đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương.
Theo VFA, từ cuối tháng 12/2021, thuế nhập khẩu lúa mỳ từ 3% đã giảm xuống còn 0%; ngô giảm từ 5% xuống còn 2%. Trong khi đó, khô đậu tương là mặt hàng có giá thành cao, là nguyên liệu chính trong công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng vẫn giữ mức thuế nhập khẩu 2%, gây nhiều áp lực lên chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tình trạng này gián tiếp dẫn tới 45-50% trang trại chăn nuôi lớn treo chuồng và khoảng 70-75% gia trại và hộ chăn nuôi nhỏ tạm ngừng tái đàn do giá bán sản phẩm chăn nuôi không bù đắp được chi phí thức ăn.
Do đó, nếu thuế nhập khẩu khô đậu tương được giảm về 0% sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thức ăn chăn nuôi trong nước.
Thông qua việc giảm mức thuế nhập khẩu này cũng sẽ góp phần kiểm soát lạm phát và đảm bảo đời sống người chăn nuôi. Bởi hiện nay, khô đậu tương là mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có sản lượng nhập khẩu về Việt Nam lớn thứ hai và kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Cùng đó, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0%.
Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn cung đậu tương nhập khẩu. Số liệu của Bộ Công thương, năm 2022, cả nước nhập khẩu 1,8 triệu tấn đậu tương, trị giá 1,256 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 10,6% về lượng nhưng lại tăng 6,3% về trị giá. Cùng đó, chi nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu cũng lên tới 5,515 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm trước.
Hiện, các nước có ngành thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi phát triển trong khu vực ASEAN đều duy trì thuế suất 0% đối với đậu tương nhập khẩu. Các quốc gia như Hàn Quốc, chính phủ sẵn sàng trợ giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong những chu kỳ giá nguyên liệu tăng cao cho một số mặt hàng nguyên liệu chính nhằm ổn định giá thành chăn nuôi trong nước.
Trước kiến nghị của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành sản xuất trong nước, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có ý kiến chỉ đạo.
Cụ thể, Bộ Tài chính chủ trì với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét, xử lý kiến nghị của Hiệp hội trong sửa đổi các văn bản liên quan về thuế nhập khẩu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định pháp luật.
-
“Cách mạng thanh toán” cho người mua căn hộ The Gió Riverside -
Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững -
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp -
Hòa Phát đầu tư dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao của Tập đoàn Primetals -
Hải quan tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến để phục vụ doanh nghiệp -
Hai cảng hàng không lớn của Việt Nam vào danh sách 100 sân bay tốt nhất thế giới -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 10/4/2025
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng