
-
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Kazakhstan lên Đối tác chiến lược
-
Nghiên cứu các phương án kết nối giao thông Hải Phòng – Hải Dương, hỗ trợ phương tiện, nhà ở
-
Luật phải là “cao tốc Bắc Nam” của khoa học công nghệ, khơi thông mọi nguồn lực
-
Thủ tướng Australia mong muốn đẩy mạnh quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Thủ tướng: Đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trên tinh thần hài hòa lợi ích các bên -
Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 trên ứng dụng VNeID
![]() |
Phần lớn các chuyến bay quốc tế trong thời gian vừa qua đều được thực hiện theo dạng giải cứu công dân. |
Hôm qua (8/11), Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ với các nước, dự kiến chia thành 3 giai đoạn.
Trong giai đoạn 1, Bộ GTVT đề xuất tổ chức chuyến bay không yêu cầu phê duyệt danh sách hành khách vào Việt Nam của các cơ quan có thẩm quyền (trừ các yêu cầu về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế) với các thị trường triển khai thực hiện là các đường bay giữa Việt Nam và TrungQuốc, Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Căm-pu-chia, Pháp, Đức, Nga, Anh, Úc.
Đây là các quốc gia/vùng lãnh thổ hiện có tỷ lệ người dân được tiêm đủ liều vắc-xin cao hơn Việt Nam, đã và đang thực hiện các chuyến bay “combo”, chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế và là các thị trường hàng không quan trọng đối với các hãng hàng không Việt Nam).
Cũng trong giai đoạn 1, Bộ GTVT đề nghị dừng việc thực hiện các chuyến bay “giải cứu” cách ly tại các cơ sở của quân đội đến các thị trường triển khai chuyến bay thường lệ.
Tần suất chuyến bay trong giai đoạn này là 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 12.000 người/tuần).
Yêu cầu đối với hành khách trong giai đoạn này là đã tiêm đủ liều vắc-xin và thực hiện cách ly tập trung ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19 hoặc giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng tính đến thời điểm xuất phát, kèm theo xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn)được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam bao gồm chi phí phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly.
Đối với hành khách chưa tiêm đủ liều vắc-xin và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày và có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm chi phí phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly.
Trong giai đoạn 2, Bộ GTVT đề xuất triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách mang “hộ chiếu vắcxin”, thị trường triển khai thực hiện theo nhu cầu của các hãng hàng không; tần suất dự kiến 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi hãng hàng không.
Đối với hành khách mang “hộ chiếu vắc-xin” và thực hiện tự cách ly tại nơi cư trú từ 3 – 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế (dự kiến).
Đối với hành khách không mang “hộ chiếu vắc-xin” và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày cần có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm chi phí phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly.
Thời gian thực hiện giai đoạn 2 dự kiến từ quý II/2022, trên cơ sở đánh giá kết quảthực hiện các chuyến bay trong giai đoạn 1 và công tác phòng chống dịch Covid-19.
Trong giai đoạn 3, Bộ GTVT đề xuất khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu, được thực hiện khi tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và miễn dịch cộng đồng ở ViệtNam ở mức cao, tùy thuộc vào hướng dẫn của Bộ Y tế và kết quả đàm phán công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vắc-xin”, có thể xem xét không yêu cầu hành khách mang “hộ chiếu vắc-xin” thực hiện cách ly.
Đối với hành khách không mang hộ chiếu vắc-xin và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày cần có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly đối với các đối tượng khách khác.
Thời gian thực hiện giai đoann 3 dự kiến từ quý III/2022, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các chuyến bay trong giai đoạn 2 và công tác phòng chống dịch Covdi-19. Tuy nhiên, việc triển khai giai đoạn này phải đảm bảo phù hợp với khả năng phòng chống dịch Covid-19 trong nước cũng như kết quả đàm phán, thống nhất với các nước/vùng lãnh thổ về công nhận “hộ chiếu vắc-xin”.

-
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Kazakhstan lên Đối tác chiến lược
-
Nghiên cứu các phương án kết nối giao thông Hải Phòng – Hải Dương, hỗ trợ phương tiện, nhà ở
-
Luật phải là “cao tốc Bắc Nam” của khoa học công nghệ, khơi thông mọi nguồn lực
-
Thủ tướng Australia mong muốn đẩy mạnh quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Thủ tướng: Đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trên tinh thần hài hòa lợi ích các bên -
Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 trên ứng dụng VNeID -
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của 63 tỉnh thành -
Doanh nghiệp Việt Nam – Kazakhstan khai thác cơ hội hợp tác để cùng phát triển -
Lạm phát đang được kiểm soát tốt, nhưng sức ép chỉ đạo, điều hành vẫn còn lớn -
Sẽ có Nghị quyết của Bộ Chính trị về chăm sóc sức khỏe, tiến tới miễn viện phí toàn dân -
"Nhiệt kế kinh doanh" ấm trở lại, nhưng chưa mạnh mẽ
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025