
-
Kỳ vọng giảm ô nhiễm nhờ tín chỉ nhựa
-
Hướng đến nền nông nghiệp xanh bằng công nghệ hiện đại
-
ĐBSCL tìm giải pháp thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ vào sản xuất lúa gạo bền vững
-
Đếm ngược đến ngày tổ chức Festival nghề Muối tại Bạc Liêu -
Huế và Vingroup hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh, bền vững
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 266/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch (Kế hoạch).
Kế hoạch đặt mục tiêu tổng quát là chủ động tham gia xu thế toàn cầu phát triển carbon thấp; huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển điện lực; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đốt kèm nhiên liệu sạch để giảm dần phát thải trong các nhà máy nhiệt điện than; đưa ra lộ trình dừng hoạt động các nhà máy nhiệt điện than đã hết đời sống kinh tế, công nghệ cũ.
Đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, bảo đảm cung cấp đủ điện, ổn định, chất lượng ngày càng cao với giá điện hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng nhằm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2030, nghiên cứu thí điểm lắp đặt hệ thống thu gửi carbon cho nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ cũ, hiệu suất thấp; xem xét dừng hoạt động khoảng 540 MW (nhà máy nhiệt điện Phả Lại, công suất 440 MW và nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, công suất 100 MW) nếu các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế, công nghệ cũ, hiệu suất thấp không giải quyết cải thiện được vấn đề hiệu suất và phát thải.
Nghiên cứu, thí điểm áp dụng công nghệ đốt kèm nhiên liệu sinh khối, amoniac tại các nhà máy nhiệt điện than để giảm phát thải C02. Khuyến khích các nhà máy điện than đốt kèm và chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu sinh khối, amoniac.
Ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (gồm cả thủy điện) đạt khoảng 29,2 - 37,7%.
Phấn đấu hoàn thành đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong khoảng 5 năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển và bảo vệ môi trường.
![]() |
Theo thống kê hải quan, năm 2024, nhập khẩu than đá của Việt Nam là 63,824 triệu tấn với trị giá 7,63 tỷ USD. Theo các chuyên gia, than nhập khẩu về Việt Nam phục vụ chính cho hoạt động sản xuất điện. Biểu đồ các nguồn điện được huy động giai đoạn 2020-2024 cũng cho thấy, điện than đang đóng góp gần 50% sản lượng điện cho nền kinh tế. |
Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2045, phát triển các nguồn điện sạch tối thiểu 1.160 MW thay thế để bù vào các nguồn điện, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để xem xét dừng hoạt động khoảng 1.160 MW nhiệt điện than đối với các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế (nếu không chuyển đổi nhiên liệu).
Tiếp tục thực hiện chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy điện than sau 20 năm vận hành sang đốt kèm sinh khối, amoniac với tổng công suất 18.642 MW; chuyển hoàn toàn các nhà máy nhiệt điện than sang sinh khối, amoniac với tổng công suất 6.990 MW.
Đến năm 2050, phát triển đủ các nguồn điện sạch thay thế để bù vào các nguồn điện với công suất tối thiểu 3.335 MW, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để xem xét dừng hoạt động khoảng 3.335 MW nhiệt điện than đối với các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế (nếu không chuyển đổi nhiên liệu hoặc lắp đặt hệ thống thu giữ carbon).
Thực hiện chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện than sang sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh khối, amoniac với tổng công suất 25.632 - 28.832 MW; lắp đặt hệ thống thu giữ carbon cho các nhà máy điện than.
Giai đoạn từ năm 2050, định hướng không sử dụng nhiên liệu than cho sản xuất điện.

-
Đến năm 2030, dừng hoạt động 540 MW nhiệt điện than -
Hướng đến nền nông nghiệp xanh bằng công nghệ hiện đại -
Hà Nội quy định mức nộp tiền khi chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang phi nông nghiệp -
ĐBSCL tìm giải pháp thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ vào sản xuất lúa gạo bền vững -
ROX iPark phát động tết trồng cây, hiện thực hóa chiến lược phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh -
Wärtsilä tung động cơ thế hệ mới 46TS hỗ trợ cân bằng năng lượng tái tạo -
Lựa chọn nào cho doanh nghiệp logistics khi chuyển đổi xanh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/2
-
2 Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử
-
3 Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi
-
4 Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị cho Hà Nội, TP.HCM
-
5 Quyết định đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đang đàm phán khoản vay với đối tác
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang