
-
Thêm nhiều cổ phiếu "vua" niêm yết sàn HOSE
-
Sacombank miễn phí giao dịch trong hệ thống: Đẩy mạnh số hóa, lan tỏa lợi ích
-
VPBank và LOTTE C&F đánh dấu cột mốc hợp tác mới, gia tăng trải nghiệm khách hàng
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp
-
Cầu vốn vay mua nhà sẽ trở lại khi mặt bằng lãi suất ổn định -
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập
![]() |
Tăng vốn điều lệ thêm 3.598 tỷ đồng
8h30 sáng nay, ĐHCĐ Vietcombank chính thức bắt đầu.
Một trong những tờ trình quan trọng được đưa ra lấy ý kiến cổ đông sáng nay là phương án tăng vốn bằng cách phát hành cổ phần ra công chúng và chào bán riêng lẻ cho tối đa 10 nhà đầu tư có năng lực tài chính. Số lượng cổ phần chào bán tối đa là 359,8 triệu cổ phiếu (tương đương 10% số cổ phần hiện tại). Thời gian chào bán dự kiến trong năm 2017 - 2018.
Mức giá phát hành dự kiến sẽ không thấp hơn giá định giá được xác định bởi tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp và giá đóng cửa của phiên giao dịch trên sàn ngày liền kề trước ngày phát hành.
Hiện tại, nhà nước đang nắm giữ 77,1% vốn cổ phần tại Vietcombank, Ngân hàng Mizuho nắm giữ 15%, các thành viên hội đồng quản trị đang nắm giữ 0,002% và còn lại là sở hữu của các cổ đông khác. Như vậy nếu tăng vốn thành công, tỷ lệ nắm giữ dự kiến của nhà nước và Mizuho sẽ giảm tương ứng xuống 70% và 13,6%.Việc tăng vốn là nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh, góp phần đảm bảo mức độ đủ vốn theo yêu cầu của Basel II. Đây cũng là một bước chuẩn bị cho khả năng M&A khi điều kiện cho phép.
Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hợp nhất của Vietcombank đạt mức 10,57%. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay dài hạn ở mức 30,4%.
Mục tiêu chính của việc tăng vốn lần này là nhằm nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh, góp phần đảm bảo mức độ đủ vốn theo yêu cầu của Basel II. Đây cũng là một bước chuẩn bị cho khả năng M&A khi điều kiện cho phép.
Năm 2016, Vietcombank và Quỹ GIC (Singapore) đã đạt được thỏa thuận ghi nhớ về việc GIC mua 7,73% cổ phần của Vietcombank. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu Vietcombank trên thị trường quá cao, thương vụ đến nay vẫn chưa thể tiến hành.
Đã được cấp phép thành lập ngân hàng con tại Lào và Công ty kiều hối
Báo cáo tại ĐHCĐ sáng nay về định hướng kinh doanh năm 2017, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 15%, tương đương 547.133 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 11% lên mức 874.577 tỷ đồng trong năm 2017. Huy động vốn tăng 14%, lên 684.841 tỷ đồng. Lợi nhuận ước đạt khoảng 9.200 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%, tỷ lệ cổ tức 8%.
Tuy vậy, với kết quả kinh doanh đạt được trong quý I/2017, nhiều khả năng lợi nhuận của Vietcombank sẽ vượt mục tiêu, thậm chí đạt 9.500-10.000 tỷ đồng, cao nhất hệ thống.
Cụ thể, trong quý I/2017, lãi trước thuế của Vietcombank đạt mức 2.736 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2016. Mức tăng trưởng này cao hơn nhiều kế hoạch tăng trưởng cả năm là 8%.
Theo kế hoạch, năm nay, Vietcombank dự kiến thành lập 6 chi nhánh và 39 phòng giao dịch trên toàn quốc trên cơ sở phê duyệt của NHNN. Ngân hàng còn triển khai thành lập Văn phòng đại diện Vietcombank tại NewYork, Ngân hàng con 100% vốn tại lào, Công ty kiều hối, Công ty tín dụng tiêu dùng và Công ty AMC.
Tại ĐHCĐ sáng nay, ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, hiện NHNN đã cấp phép cho Vietcombank thành lập Công ty kiều hối và Ngân hàng con tại Lào. Riêng Công ty kiều hối Vietcombank sẽ đi vào hoạt động năm nay.
![]() |
Năm 2016, Vietcombank có kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc: lợi nhuận trước thuế đạt 8.523 tỷ đồng, tăng 25%. Tổng tài sản đạt 787.907 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước và vượt 3% so với kế hoạch. Cho vay khách hàng tăng trưởng 19% đạt 460.808 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,79% xuống 1,46%. Tỷ lệ chi trả cổ tức 2016 là 8%.
Ngoài ra, trong năm 2016, Vietcombank đã thực hiện thành công hai đợt tăng vốn bao gồm phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 35% (tăng vốn điều lệ thêm 9.327 tỷ đồng) và phát hành xấp xỉ 8.000 tỷ đồng trái phiếu (trong đó có 6.000 tỷ trái phiếu tăng vốn cấp 2).
Bầu thêm 3 thành viên HĐQT
Trong đại hội, ngân hàng thực hiện thông qua việc miễn nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và bầu bổ sung 3 thành viên vào HĐQT nhiệm kỳ 2013 - 2018.
Cụ thể, ông Yutaka Abe - Thành viên HĐQT là đại diện cho cổ đông chiến lược Mizuho của Vietcombank sẽ từ nhiệm. Mizuho cũng đã thực hiện đề cử thay thế thành viên mới là ông Eiji Sasaki (Giám đốc phụ trách kinh doanh khu vực châu Á) vào HĐQT nhiệm kỳ hiện tại.
Ngoài ra, danh sách ứng viên HĐQT của Vietcombank còn xuất hiện thêm hai gương mặt mới là ông Nguyễn Mỹ Hào hiện là Giám đốc Vietcombank Sở Giao dịch, ông Phạm Anh Tuấn hiện là Trưởng ban Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Vietcombank
Về thù lao, HĐQT đề xuất mức thù lao đối với HĐQT và BKS năm 2017 là 0,35% lợi nhuận sau thuế.

-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp -
Cầu vốn vay mua nhà sẽ trở lại khi mặt bằng lãi suất ổn định -
Hợp lực tài khóa - tiền tệ thúc tăng trưởng -
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập -
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng -
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025 -
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp