Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Dịch Covid-19 có thể gia tăng thời gian tới
D.Ngân - 04/01/2023 11:08
 
Một số chuyên gia y tế nhận định, dù có thể không tái bùng phát dịch, song ca mắc Covid-19 tại nước ta có thể tăng trong thời gian tới, do đó cần tiếp tục phòng bệnh linh hoạt.

Một số chuyên gia y tế nhận định, dịp Tết, lễ hội sắp tới dù có thể không tái bùng phát dịch song ca mắc Covid-19 tại nước ta có thể tăng trong thời gian tới, do đó cần tiếp tục phòng bệnh linh hoạt.

Trung Quốc dự kiến mở cửa biên giới và bỏ cách ly kiểm dịch kể từ ngày 8/1. Các chuyên gia đánh giá, việc mở cửa biên giới có thể dẫn đến nhiều ca nhiễm nhập cảnh vào nước ta. Tuy nhiên, Việt Nam khó bùng dịch trở lại do tỷ lệ tiêm vắc-xin cao. Ngoài ra, nhiều người cũng từng nhiễm Covid-19. Do đó, đã có miễn dịch.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, Việt Nam khó có nguy cơ bùng phát dịch do đã có miễn dịch. Thực tế, Việt Nam cũng đã bỏ việc xét nghiệm ở cửa khẩu từ lâu và hiện vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh.

Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định, số ca mắc Covid-19 tại nước ta có thể tăng trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục phòng bệnh linh hoạt, tiêm vắc-xin Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Ảnh minh hoạ

Bởi theo ông Phu đây vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch. Đồng thời, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Dù dịch bệnh ở các địa phương được kiểm soát, Bộ Y tế dự báo sự xuất hiện, tiến hóa của các biến thể mới dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể giảm theo thời gian. Điều đó cũng gây khó khăn cho quá trình dự báo xu hướng dịch.

tình hình sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới. Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch.

Bên cạnh đó, hiện đang ở giai đoạn giao mùa nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch.

Ngoài ra, sự vào cuộc và tham gia của chính quyền và các ban ngành các cấp ở một số địa phương đã giảm đáng kể, không còn quyết liệt như giai đoạn đầu.

Tâm lý chủ quan, lơ là phòng dịch cũng như tiêm chủng trong xã hội cũng đang xuất hiện. Những yếu tố này cũng có thể làm tăng nguy cơ bùng phát dịch ở nước ta.

Việt Nam chúng ta dù đã bao phủ phần lớn vắc-xin Covid-19 song hiện vẫn còn một số địa phương tiêm chậm, chưa đạt tiến độ, nhất là tiến độ tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm cho trẻ em. Bên cạnh đó, nhiều người dân còn chủ quan không tiêm nhắc lại, khó đảm bảo được miễn dịch phòng bệnh.

Trong khi đó, mới đây Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đã có hơn 500 biến chủng phụ của biến chủng Omicron, với tốc độ lây truyền cao, thậm chí có thể tránh được hệ miễn dịch. Vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng dịch.

Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp trên thế giới, để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm qua các cửa khẩu, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các hoạt động kiểm dịch y tế theo quy định.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, với sự thay đổi của một số nước trong chính sách phòng chống dịch Covid-19 hiện nay, về chính sách đối với người nhập cảnh, Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị để tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh để không bị động trong tình hình mới.

Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương, nhất là các địa phương có cửa khẩu cần phải đẩy nhanh tiêm chủng; cố gắng trong 2 tuần đầu tháng 1/2023, các tỉnh, thành đang tiêm chậm, thấp hoàn thành mục tiêu đề ra về tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân.

Về giám sát các biến chủng mới gây dịch Covid-19, trong năm 2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã giải trình 541 mẫu bệnh phẩm của các tỉnh, thành khu vực miền Bắc; kết quả có đến 92% trong số các mẫu này là biến chủng Omicron, trong đó có các biến thể như: BA.1; BA.2; BA.5; BA.2.74, BA.5.2, BA.2.75.6…

Bên cạnh việc tăng cường giám sát với hành khách nhập cảnh tại cửa khẩu, các đơn vị, địa phương cũng tăng cường công tác tuyên truyền để hành khách nhập cảnh chủ động thông báo tình hình sức khỏe và chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống lây nhiễm. Đối với các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cần thực hiện cách ly tạm thời ngay tại cửa khẩu, xét nghiệm nhanh để có giải pháp phù hợp.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch như hiện nay; đặc biệt, cần tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tại cửa khẩu gửi về các Viện/Bệnh viện được chỉ định để làm giải trình tự gen, đánh giá nguy cơ dịch. Đối với các tỉnh, thành có cửa khẩu tăng cường lấy mẫu giám sát tại cộng đồng, tăng cường rà soát lại hệ thống điều trị, rà soát lại hệ thống lưu trú trên địa bàn để phục vụ hành khách nhập cảnh.

Cùng với tăng cường các biện pháp phòng dịch, theo chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, để tránh tái bùng phát dịch Covid-19, mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng như: Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, không chỉ phòng được Covid-19 mà còn ngừa nhiều loại dịch bệnh khác đang lưu hành; tích cực rửa tay sát khuẩn; với những người già, người miễn dịch yếu, bệnh nền cần hạn chế đi lại để tránh lây nhiễm dịch bệnh vì đây là nhóm dễ bị nặng, dễ gây quá tải y tế.

Cùng với Covid-19, dịch sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đang đến, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan.

Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết đã có dấu hiệu giảm trên phạm vi cả nước, nhất là miền Bắc đã bước vào mùa lạnh, các đợt rét đậm, nhiệt độ giảm sâu đã hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết, giảm sự lây lan nhưng số ca mắc vẫn cao, còn nhiều ổ dịch hoạt động, tức là vẫn có nguy cơ lây lan.

Tại Hà Nội, trong tuần giữa tháng 12/2022, thành phố vẫn ghi nhận trên 1.100 ca mắc sốt xuất huyết và có thêm 2 ca tử vong. Tuy số ca mắc đã giảm so với giai đoạn cao điểm nhưng vẫn còn khá cao tại 30 quận, huyện, thị xã. 

Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, hiện nay, thời tiết đã chuyển sang mùa lạnh với mức nhiệt độ không thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, dự báo số mắc sốt xuất huyết sẽ giảm dần trong thời gian tới. Tuy nhiên, thành phố vẫn phải tiếp tục duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh. 

Đồng thời, tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai những hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

Tại TP.HCM cũng ghi nhận số trẻ em mắc viêm màng não đang gia tăng. Các chuyên gia nhận định số trẻ mắc viêm màng não sẽ tiếp tục tăng từ giờ tới các tháng đầu năm 2023. Vào những tháng cuối năm, các bệnh viện nhi đồng tại TP.HCM, như Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) ghi nhận số ca mắc tăng nhanh so với thời gian trước.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, nếu như trong tháng 8 và 9, mỗi ngày trung bình Khoa Nhiễm điều trị cho 10-12 bệnh nhi mắc viêm màng não, thì từ tháng 10 đến nay, số ca đã tăng đột biến, với 20-25 ca mỗi ngày. 

Trong số này có nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1, lượng bệnh nhi điều trị viêm màng não tại Khoa Nhiễm thần kinh có xu hướng tăng, có nhiều ca nặng phải phẫu thuật.

Từ 8/1/2023, hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc được gỡ bỏ xét nghiệm phòng chống Covid-19
Hải quan Trung Quốc đã thông báo gỡ bỏ tất cả các biện pháp xét nghiệm axit nucleic phòng chống Covid-19 tại các cửa khẩu đối với hàng hóa nhập...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư