
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
-
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá
-
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả
-
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 -
Kết nối VNeID giúp người dân an tâm mua thuốc: Hơn 100.000 lượt truy cập chỉ sau hơn 3 tháng
Cộng dồn năm 2025 đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận 745 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã.
Cũng về dịch sởi, sáng 11/3, thông tin từ Bộ Y tế cho thấy, từ cuối tháng 1 đến nay tại Quảng Nam phát hiện 255 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó, 149 trẻ đã khỏi bệnh, 104 trẻ đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn, tình trạng tỉnh táo, giảm sốt song còn ho.
![]() |
Trẻ mắc sởi đang được điều trị tại cơ sở y tế. |
Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My phối hợp Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm, kết quả 19 trường hợp xác định dương tính với sởi.
Theo các chuyên gia y tế, dù có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Hiện tại, Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
Theo bác sỹ Lê Thị Thu Hiền, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh sởi thường tiến triển qua ba giai đoạn rõ rệt. Trong giai đoạn khởi phát, trẻ có các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, ho, ngạt mũi, mắt đỏ, viêm long và tiêu chảy. Đây là giai đoạn dễ lây lan nhưng khó nhận diện vì chưa có phát ban sởi.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phát ban, khi các nốt ban đỏ xuất hiện từ sau chân tóc, lan xuống mặt, cổ, thân mình và các chi. Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi trong giai đoạn này. Cuối cùng, giai đoạn ban bay là khi các nốt ban mờ dần, để lại các vết loang lổ trên da trước khi trẻ hồi phục hoàn toàn.
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em chưa được tiêm phòng đầy đủ. Các biến chứng phổ biến của bệnh sởi bao gồm viêm phổi: Là biến chứng thường gặp, có thể gây suy hô hấp nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Viêm não: Là một trong những biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài.
Viêm tai giữa: Gây đau tai, mất thính lực nếu không được điều trị kịp thời. Suy dinh dưỡng: Do trẻ bị sốt kéo dài và không thể ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Viêm kết mạc: Gây mắt đỏ, sưng và chảy gỉ mắt.
Để ngăn ngừa bệnh sởi và các biến chứng nguy hiểm, việc tiêm phòng đầy đủ là biện pháp quan trọng nhất. Bác sỹ Lê Thị Thu Hiền khuyến cáo, phụ huynh cần tiêm phòng đầy đủ hai mũi vắc xin sởi cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia.
Phụ nữ trước khi mang thai cũng nên tiêm phòng để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, ho, tiêu chảy hoặc phát ban, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.”
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh khác như cách ly trẻ mắc sởi để tránh lây lan cho người khác. Vệ sinh môi trường sống và rửa tay thường xuyên.
Trẻ từ 9 tháng tuổi cần tiêm mũi vắc-xin đầu tiên, nhắc lại mũi thứ hai ở 15 - 18 tháng và mũi thứ ba khi trẻ từ 4 - 6 tuổi.
Đảm bảo vệ sinh mắt, mũi, họng cho trẻ bằng nước sát khuẩn mỗi ngày, tránh tụ tập nơi đông người và hạn chế tiếp xúc gần với người mắc bệnh sởi.
Bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec nhấn mạnh, tiêm chủng là biện pháp duy nhất để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi bệnh sởi và các biến chứng nghiêm trọng. Các quốc gia trên thế giới yêu cầu tỷ lệ bao phủ vắc-xin sởi phải đạt và duy trì trên 95% để tạo miễn dịch cộng đồng.”
Việc tiêm vắc-xin không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ mà còn ngăn ngừa sự lây lan bệnh trong cộng đồng. Với hiệu quả vượt trội lên đến 98%, vắc-xin sởi là công cụ phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm.
Sởi là một bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng qua tiêm chủng, tuy nhiên, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề.
Để bảo vệ sức khỏe của trẻ và cộng đồng, phụ huynh cần tuân thủ đúng lịch tiêm phòng và kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh sởi. Việc tiêm chủng vắc-xin sởi đầy đủ là bước đầu tiên và quan trọng nhất để ngăn chặn dịch bệnh và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.
-
Nguy cơ quá tải bệnh viện, giảm chất lượng điều trị do ô nhiễm không khí
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn -
Tin mới y tế ngày 24/4: Cứu sống nhiều bệnh nhân tim cấp nhờ stent phủ thuốc thế hệ mới -
Cục An toàn thực phẩm chỉ đạo khẩn thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm sữa giả -
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 23/4: Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ cúm mùa -
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả -
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)