-
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa
PHS Khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu KDF trong trung và dài hạn
Năm 2017, CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KDF) đạt doanh thu 1.493 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm trước. Tăng trưởng chủ yếu đến từ mảng kem do chiếm tỷ trọng lớn và mức tăng cao nhờ mở rộng mạng lưới phân phối và tung thêm nhiều sản phẩm mới tập trung vào phân khúc cao cấp Celano (mảng kem của KDF năm 2017 tăng 16%, cao hơn mức tăng bình quân của ngành 14.7%).
Chúng tôi ước tính giá mục tiêu cho cổ phiếu KDF vào khoảng 73 ngàn đồng/CP, dựa vào hai phương pháp: P/E (tỷ trọng 50%, P/E ước tính năm 2017 là 23.6x và EPS kỳ vọng năm 2018) và FCFF (tỷ trọng 50%). So với mức giá 57 ngàn đồng/CP trên thị trường hiện nay, chúng tôi khuyến nghị tăng tỷ trọng đổi với cổ phiếu này trong trung và dài hạn.
Trong tuần vừa qua, cổ phiếu KDF đã tăng từ 57.000 đồng lên 59.400 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 4%, với 3 phiên đầu tuần tăng và 2 phiên gần như trắng thanh khoản và đứng tham chiếu.
BSC đưa giá mục tiêu đối với STB là 19.600 đồng/cổ phiếu
Ngân hàng TMCP Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (mã STB) đang trong xu hướng tăng.
Chỉ báo SAR giảm, cắt xuống gần chạm đường giá, kết hợp với xu hướng tăng của đường MACD, cho thấy xu hướng tăng giá sẽ còn tiếp tục. Chỉ báo OBV tăng mạnh trở lại, xác nhận xu hướng tăng giá.
Chỉ báo RSI tăng, củng cố xu hướng tăng giá. Cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng trong các phiên tới.
Vì vậy, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mức giá mua đối với STB là 14.940 – 15.700 đồng/CP, giá mục tiêu 19.600 đồng/CP, cắt lỗ 14.500 đồng/CP.
Trong tuần vừa qua, cổ phiếu STB đã có một phiên tăng trần vào ngày đầu tuần, sau đó là 4 phiên tăng giảm đang xen, với thanh khoản luôn dẫn đầu sàn HOSE, chốt tuần tăng từ 15.700 đồng/cổ phiếu lên 16.250 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 3,5%.
VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu NLG
Chúng tôi khuyến nghị mua dành cho CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) và điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 26% lên 41.900VND/cổ phiếu (điều chỉnh theo đợt phát hành quyền mua cổ phiếu sắp tới tỷ lệ 5:1).
Nguyên nhân do (1) Đánh giá lại dự án Waterpoint, với giá trị sổ sách được áp dụng tỷ lệ tăng 50% do chúng tôi tin rằng có thể mang lại lợi nhuận trong tương lai gần; và (2) Tăng thêm 10% giả định giá bán trung bình các dự án Nguyễn Sơn và Mizuki tương ứng giá thị trường hiện nay; (3) số dư tiền mặt tăng; và (4) Cập nhật chu kỳ DCF.
Chúng tôi dự báo giá trị bán hàng 2018 sẽ đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2017, chủ yếu nhờ doanh số bán hàng từ các dự án Mizuki Park, Nguyễn Sơn và Hoàng Nam. Định giá hấp dẫn tại P/B 2018 1,4 lần, P/E 8,1 lần, và PEG 3 năm 0,3 lần.
Trong tuần qua, cổ phiếu NLG có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, thanh khoản có phiên vọt lên hơn 1 triệu đơn vị, nhưng chốt tuần chỉ tăng nhẹ 0,58% từ 34.000 đồng/cổ phiếu lên 34.200 đồng/cổ phiếu.
VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu SCS
Chúng tôi nâng khuyến nghị dành cho CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) lên mua từ khả quan, đồng thời điều chỉnh giá mục tiêu thêm 52% lên 188.500 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 43,7%.
Các rủi ro chính đối với luận điểm đầu tư chúng tôi là (1) Công suất sân bay Tân Sơn Nhất hạn chế và (2) Dòng thương mại mang tính chất chu kỳ và (3) Các thương vụ M&A có thể có trong tương lai.
Trong tuần này, SCS có 3 phiên tăng liên tiếp, trong đó phiên 29/1 tăng tới 13,6%, và sau đó là 2 phiên cuối giảm, thanh khoản không quá cao, từ 11.000 đến 80.000 đơn vị, chốt tuần tăng 11,5% từ mức 138.000 đồng lên 153.900 đồng/cổ phiếu.
BSC khuyến nghị nắm giữ đối với ACV
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnamairport.vn) |
Xu hướng hiện tại của cổ phiếu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) là tích lũy ngắn hạn. Chỉ báo xu hướng MACD hội tụ, chỉ báo RSI tích lũy ngang, chỉ báo ADX trên ngưỡng 25.
Nhận định: ACV đang tích lũy ngắn hạn sau thời gian tăng mạnh với những cây nến bám thên trên dải Bollinger. Với chỉ báo ADX đạt 31 điểm, xu hướng tăng giá của ACV vẫn rõ ràng.
Vì vậy, chúng tôi đưa ra khuyến nghị nắm giữ ACV và chốt lãi nếu đạt ngưỡng 130.000 đồng/CP hoặc giảm dưới 100.000 đồng/CP.
Trong tuần này, cổ phiếu ACV có 3 phiên giảm khá lớn -3,7%, - 4,8% và -5,6%, trong khi chỉ có 2 phiên tăng nhẹ 0,2% và 2,2%. Chốt tuần, cổ phiếu ACV giảm 8,6% từ 108.400 đồng xuống 99.000 đồng/cổ phiếu.
IVS cho rằng nắm giữ cổ phiếu CVT trong dài hạn không còn phù hợp
Đây là cổ phiếu đã chạm giá mục tiêu 55.000 đồng/CP của IVS đưa ra 1 lần trong ngắn hạn và chúng tôi đã đề xuất chốt lời một phần còn 1 phần có thể nắm giữ khi giá vẫn đang vận động tích cực.
Tuy nhiên, gần đây do kết quả kinh doanh quý IV/2017 dù duy trì tích cực nhưng thấp hơn kỳ vọng đi cùng với xu hướng dòng tiền trên thị trường đang dồn vào các mã trụ ngành ngân hàng, dầu khí chứng khoán đã khiến cổ phiếu điều chỉnh khá mạnh và do vậy không còn phù hợp nắm giữ dài hạn.
Trong tuần này, cổ phiếu CVT có 2 phiên tăng vào giữa tuần vào ngày 30/1 và 31/1, nhưng có 3 phiên giảm, chốt tuần mất 4,3% từ 48.600 đồng xuống 46.500 đồng/cổ phiếu.
BSC khuyến nghị mức giá mua cổ phiếu PDR là 44.150 đồng
Cổ phiếu CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) đang trong xu hướng tăng ổn định. Chỉ báo MACD tăng và hội tụ cắt đường tín hiệu từ dưới lên, cho thấy xu hướng giá sẽ còn tiếp tục.
Chỉ báo OBV tăng và tạo đỉnh mới, xác nhận xu hướng tăng giá. Chỉ báo RSI tăng, củng cố xu hướng tăng giá. Cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng trong các phiên tới.
Vì vậy, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mức giá mua 37.300 - 39.000 đồng/CP, giá mục tiêu 44.150 đồng/CP, cắt lỗ 36.500 đồng/CP.
Trong tuần qua, cổ phiếu PDR gần như không có sự biến động về giá, khi chỉ giảm 50 đồng/cổ phiếu, với 5 phiên đều có biên độ giao dịch khá thấp chỉ từ 0,6% đến 1,9%, trong đó có 2 phiên đứng tham chiếu, 1 phiên giảm và 2 phiên tăng, chốt tuần ở mức 38.700 đồng/cổ phiếu.
VCSC Khuyến nghị mua cổ phiếu REE
CTCP Cơ điện lạnh (REE) cho biết sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt 1.600 đồng/cổ phiếu, lợi suất cổ tức 3,7% theo giá cổ phiếu hiện nay 41.400 đồng/cổ phiếu. Ngày đăng ký cuối là 01/03/2018 và ngày trả cổ tức là 27/04/2018.
Chúng tôi hiện đưa ra dự báo cổ tức bằng tiền mặt cả năm 2017 là 2.000 đồng/cổ phiếu, lợi suất cổ tức 4,8% do kỳ vọng kết quả cao trong năm 2017.
Theo giá đóng cửa phiên 31/1, REE hiện đang giao dịch tại mức P/E dự phóng 2018 là 7,7 lần và P/B 1,4 lần. Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị mua với tổng mức sinh lời 20,3%, lợi suất cổ tức 4,8%. Chúng tôi hiện đang dự báo lợi nhuận 2018 của REE sẽ tăng 13,6% so với năm 2017.
Trong tuần này, cổ phiếu REE chỉ có 1 phiên đầu tuần giảm, 3 phiên tăng và 1 phiên đứng tham chiếu, chốt tuần chỉ tăng 2,1% từ 41.800 đồng lên 42.700 đồng/cổ phiếu, thanh khoản khá tốt với tổng cộng hơn 8,4 triệu đơn vị.
IVS cho rằng mức giá mục tiêu của SCR là 18.200 đồng/CP
Chúng tôi từng đưa ra quan điểm vào ngày 10/01/2018 rằng cổ phiếu Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (mã SCR) đã bước vào nhịp tăng trung hạn mới sau khi phá kênh điều chỉnh. Từ đó đến nay, cổ phiếu tiếp tục đà tăng vững chắc và trong hôm nay đã có phiên giao dịch đột biến.
SCR tăng kịch trần với khối lượng giao dịch đột biến, đồng thời khối lượng dư mua cũng vô cùng lớn. Giá tăng vượt đỉnh cũ đạt được vào tháng 05/2017 và đồng thời cũng là mức giá cao nhất từ năm 2012 đến nay.
chúng tôi giữ nguyên quan điểm về đà tăng của SCR đồng thời điều chỉnh giá mục tiêu lên 18.200 đồng/CP.
Trong tuần này, cổ phiếu SCR có 3 phiên tăng, trong đó phiên đầu tuần tăng kịch trần, và 2 phiên liên tiếp giảm trong ngày 31/1 và 01/2, thanh khoản khớp lệnh rất cao, với khoảng 50 triệu đơn vị, tăng gần 4% từ 11.650 đồng lên 12.100 đồng/cổ phiếu.
IVS cho rằng Cổ phiếu DIG có thể đạt đỉnh tại vùng giá 29.000 đồng/CP
Chúng tôi từng đề cập đến vào ngày 04/01/2018 rằng cổ phiếu Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã DIG) đã bước vào nhịp tăng ngắn hạn thứ hai trong nhịp tăng trung hạn của mình. Từ đó đến nay cổ phiếu đã hoàn thành nhịp tăng nhỏ đầu tiên trong nhịp tăng ngắn hạn này và sau đó điều chỉnh.
Trong phiên 30/1, DIG đã phá kênh giảm nhỏ với khối lượng đột biến, qua đó cho thấy tín hiệu tiếp tục đi lên trong nhịp tăng ngắn hạn của mình.
Chúng tôi giữ nguyên dự báo rằng nhịp tăng ngắn hạn này của DIG có thể đạt đỉnh tại vùng giá 29.000 đồng/CP. Vùng giá hiện tại là một điểm mua gia tăng khối lượng với mức cắt lỗ tại 21.700 đồng/CP.
Trong tuần này, DIG giao dịch rất sôi động với thanh khoản tổng cộng hơn 26 triệu đơn vị, trong đó đáng chú ý có phiên tăng trần ngày 30/1 nhưng sau đó lại xuống mức giá sàn trong phiên tiếp theo. Chốt tuần này, cổ phiếu DIG tăng gần 5% từ 22.800 đồng lên 23.900 đồng/cổ phiếu.
VCSC khuyến nghị kém khả quan đối với VJC
Theo các nguồn tin truyền thông, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VJC tăng mạnh 53,7% và 81,4%, lần lượt đạt 42,3 nghìn tỷ đồng và 4,5 nghìn tỷ đồng.
Kết quả này thấp hơn khoản 5% dự phóng hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cập nhật dự báo sau khi VJC công bố kết quả kinh doanh đầy đủ trong thời gian tới.
Với đà tăng mạnh của giá cổ phiếu thời gian qua, chúng tôi hiện đang có khuyến nghị kém khả quan đối với VJC với tổng mức sinh lời giảm 15,4%.
Trong tuần vừa qua, cổ phiếu VJC có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm đan xen, khớp lệnh tổng cộng khoảng 7 triệu đơn vị, tăng hơn 2,3% từ 190.000 đồng lên 194.500 đồng/cổ phiếu.
VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường đối với DRC
Chúng tôi giữ khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) và điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 23% lên 28.100 đồng/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 4,4%. Lý do chính chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu là tác động của việc điều chỉnh chu kỳ chiết khấu dòng tiền và EPS.
Chúng tôi tiếp tục thận trọng về triển vọng dài hạn của DRC vì môi trường cạnh tranh gay gắt, trong khi các sản phẩm của công ty còn thiếu sự khác biệt và khả năng định giá của công ty còn kém.
Trong tuần, cổ phiếu DRC giảm nhẹ hơn 3% từ 27.500 đồng xuống 26.650 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh mỗi phiên trung bình 500.000 đơn vị với 2 phiên tăng và 3 phiên giữa tuần liên tiếp giảm từ ngày 30/1 đến 01/2.
BSC đưa giá mục tiêu của EIB là 19.500 đồng/CP
Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (mã EIB) đang trong xu hướng tăng. Chỉ báo ADX tăng kết hợp với xu hướng tăng của đường MACD, cho thấy xu hướng giá sẽ còn tiếp tục.
Chỉ báo MFI tăng và ổn định ở mức cao, xác nhận xu hướng tăng giá. Chỉ báo RSI có xu hướng tăng, củng cố xu hướng tăng giá. Cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng trong các phiên tới.
Vì vậy, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mức giá mua 14.900 – 15.500 đồng/CP, giá mục tiêu 19.500 đồng/CP, cắt lỗ 14.700 đồng/CP.
Trong tuần qua, cổ phiếu EIB có 3 phiên tăng nhẹ, 1 phiên đứng tham chiếu và 1 phiên giảm mạnh 4,3%, chốt giảm nhẹ 0,3% từ 15.650 đồng/cổ phiếu xuống 15.600 đồng/cổ phiếu.
FPTS khuyến nghị theo dõi cho mục tiêu trung và dài hạn đối với PPC
Cơ chế thanh toán theo hợp đồng giúp doanh nghiệp đảm bảo được đầu ra. Giữa EVN và các nhà máy điện có cơ chế thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giúp doanh nghiệp luôn duy trì được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện.
Nhu cầu tiêu thụ điện trong nước vẫn tiếp tục tăng. Với dự báo hoạt động sản xuất của cả nước sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu điện cũng được dự báo sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng hàng nằm khoảng 8-10% cho giai đoạn 2016-2020.
Doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền mặt hàng năm ổn định trong khoảng 2,000-2.500đ/cp, tương đương 10% thị giá hiện tại của cổ phiếu doanh nghiệp.
Chúng tôi tiến hành định giá cổ phiếu PPC bằng cách sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền và phương pháp so sánh, chúng tôi xác định giá mục tiêu của PPC là 23.800 đ/cp, cao hơn 7% so với giá hiện tại.
Trong tuần này, cổ phiếu PPC có phiên hồi phục mạnh 5,1% ngay đầu tuần, sau 8 phiên trước liên tục giảm (1 phiên đứng giá), nhưng cũng ngay sau đó là 3 phiên giảm liên tiếp trước khi tăng 2% ngày 2/2. Chốt tuần này, cổ phiếu PPC tăng chỉ 0,4% từ 20.400 đồng lên 20.500 đồng/cổ phiếu.
VCSC khuyến nghị giá mục tiêu của cổ phiếu FPT ở mức 69.400 đồng/CP
CTCP FPT (FPT) đã công bố kế hoạch 2018 bao gồm doanh thu thuần 21,9 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3,5 nghìn tỷ đồng. Con số lợi nhuận tương ứng với tăng trưởng 6% so với lợi nhuận trước thuế 2017 thường xuyên (không tính lợi nhuận bất thường từ thoái vốn một phần khỏi FPT Trading (FTG) và FPT Retail (FRT)).
Chúng tôi hiện đang khuyến nghị giá mục tiêu 69.400 đồng cho FPT, tương ứng với tổng mức sinh lời 13,5% bao gồm lợi suất cổ tức 3,2%. Chúng tôi nhiều khả năng điều chỉnh tăng giá mục tiêu trong báo cáo cập nhật sắp tới khi chúng tôi cho rằng mức P/E mục tiêu 14,5 lần năm 2018 cho FPT hiện tại là khá thận trọng.
Trong tuần này, cổ phiếu FPT chỉ có 1 phiên duy nhất tăng mạnh 6,7% vào ngày 30/1, còn lại là 4 phiên giảm nhẹ, thanh khoản khớp lệnh cũng khá cao, tổng cộng khoảng 14 triệu đơn vị, tăng nhẹ 0,3% từ 60.800 đồng lên 61.000 đồng/cổ phiếu.
VCSC Khuyến nghị mua cổ phiếu MWG
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cho biết doanh thu 2017 đạt 66,4 nghìn tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2016 và lợi nhuận sau thuế đạt 2,200 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với 2016. Kết quả này đều phù hợp với dự báo của chúng tôi.
Chúng tôi hiện đang chờ đợi thông tin chi tiết của từng lĩnh vực hoạt động.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng kết quả lợi nhuận 2017 được hỗ trợ nhờ việc tích cực mở cửa hàng và doanh thu từ các cửa hàng hiện hữu chuỗi Điện Máy Xanh tăng trưởng ổn định, doanh thu online tăng mạnh và các cửa hàng mở năm 2016 đóng góp cho trong cả năm.
Chúng tôi giữ khuyến nghị mua đối với cổ phiếu. Chúng tôi hiện đang đưa ra giá mục tiêu 182.800VND/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 46,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,6%.
Trong tuần vừa qua, cổ phiếu MWG có một phiên tăng trần vào ngày 01/2, nhưng ngay sau đó là phiên cuối tuần cũng giảm mạnh 5,7%. Chốt phiên tuần này, giảm nhẹ 0,5% từ 127.200 đồng xuống 126.600 đồng/cổ phiếu.
-
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký -
Chứng khoán hồi phục mạnh từ mốc 1.200 điểm
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"