-
Imexpharm chốt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 -
Cổ phiếu của VNG hồi phục mạnh -
Cổ phiếu Angimex tăng trần liên tiếp -
Cổ phiếu Novaland giảm sàn sau tin bị cắt margin, VN-Index giảm về 1.253 điểm -
Hơn 1,41 triệu tài khoản chứng khoán mở mới trong 8 tháng từ đầu năm 2024 -
Yeah1 sắp phát hành 54,8 triệu cổ phiếu riêng lẻ
CTG: KIS khuyến nghị mua vào với giá mục tiêu 21.000 - 21.2000 đồng
Theo phân tích của KIS, CTG của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) phá vỡ mẫu hình “Rectangle” hình thành từ tháng 3/2016 với volume tăng gấp 2 lần trung bình 20 ngày, giá đóng cửa ngày 13/7/2016 ở mức cao nhất, 18.900 đồng/CP. Giá mục tiêu cho mẫu hình là 21.000-21.200 đồng/CP. Vì vậy, khuyến nghị mua cổ phiếu CTG với giá mục tiêu 21.000 -21.200 đồng/CP và giá cắt lỗ là 17.000 đồng/CP.
Đúng như phân tích trên, trong tuần qua, CTG đã có 4 phiên tăng điểm và 1 phiên điều chỉnh hôm thứ Năm. Tuần qua, cổ phiếu CTG tăng 8,72%, từ 17.200 đồng cuối tuần trước, lên 18.700 đồng khi chốt tuần qua.
Không chỉ CTG, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có tuần tăng ấn tượng tuần qua xuất phát từ báo cáo kết quả kinh doanh khả quan. Trong đó, CTG công bố, quý II, Ngân hàng công bố ước lãi 4.273 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ.
APC: BSC khuyến nghị mua vào
BSC đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu APC trong khoảng giá 19.900 - 20.200 đồng/CP với mục tiêu 26.600 đồng/CP trung hạn, cắt lỗ khi giá giảm dưới 18.900 đồng/CP.
Trong tuần qua, APC dao động trong biên độ 19.000 - 21.400 đồng và với những nhà đầu tư mua vào tuần qua trong khoảng giá khuyến nghị của BSC, có lẽ phải chờ đợi tuần sau hoặc tuần sau nữa, bởi với 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, chốt tuần qua, giá của APC không thay đổi so với với cuối tuần trước, vẫn đứng ở mức 20.600 đồng/CP.
VNR: MBS khuyến nghị mua vào
Thời gian vừa qua các mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán cũng có mức tăng ấn tượng như BIC, BMI, VNR đều đã tăng mạnh so với trước phiên giảm mạnh ảnh hưởng bởi Brexit cùng với khối lượng giao dịch lớn. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư chú ý tới những cổ phiếu bảo hiểm trong thời gian tới. Chúng tôi khuyến nghị MUA VNR với mục tiêu giá 27.000 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 50%.
Chưa như kỳ vọng của MBS, giá cổ phiếu VNR tuần qua biến động trong biên độ hẹp và kết thúc tuần ở mức 20.800 đồng, giảm 3,26% so với mức giá 21.500 đồng của cuối tuần trước. Để lên mức giá mục tiêu 27.000 đồng như khuyến nghị của MBS, chắc VNR cần phải có sự bứt phá trong thời gian tới.
KIS khuyến nghị mua vào HCM
Hiện nay, cổ phiếu HCM đang giao dịch trong kênh giá tăng. Do đó chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HCM tại vùng giá 33.000-33.500 với giá mục tiêu trong ngắn hạn là 36.800-37.000. Nhà đầu tư có thể cắt lỗ nếu giá xuống dưới mốc 30.000. Tỷ lệ Reward/Risk là 1,0 và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho HCM trong ngắn hạn là 10,4%.
Trong tuần qua, giá cổ phiếu HCM dao động trong biên độ 31.900 - 34.500 đồng, nằm trong khoảng giá mà KIS khuyến nghị mua vào. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nào lướt sóng HCM trong tuần qua gần như đều phải chịu lỗ, bởi cổ phiếu này chỉ có 2 phiên tăng thứ Ba và thứ Tư, còn giảm 3 phiên còn lại với 2 phiên giảm mạnh đầu tuần và thứ Năm. Chốt tuần, HCM giảm 4,76% so với cuối tuần trước.
KIS khuyến nghị mua vào FCN
Chúng tôi khuyến nghị MUA FCN tại vùng giá 22.500-23.500, với giá mục tiêu 25.500-26.000. Ngược lại, ngưỡng cắt lỗ được đặt tại 21.000. FCN có tỷ lệ Reward/Risk là 1,0 và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng là 10,6%.
Trong tuần qua, FCN chỉ có 1 phiên tăng, 2 phiên giảm và 2 phiên đứng giá, chốt tuần FCN giảm hơn 3%, đứng ở mức giá 22.500 đồng, đúng bằng điểm cận dưới của vùng giá mục tiêu mà KIS khuyến nghị mua vào. Hy vọng tuần tới, FCN sẽ lên mức giá mục tiêu 25.500 - 26.000 đồng như khuyến nghị của công ty này.
BVSC khuyến nghị tích cực SD2
Với kết quả ước tính thận trọng về cổ phiếu SD2, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu SD2 khi giá thị trường đang thấp hơn 57% giá hợp lý của của Công ty.
SD2 đã có chuỗi tăng mạnh từ giữa tháng 6 để vượt qua mệnh giá, sau tuần lình xình trước đó, tuần qua, SD2 lại lấy lại đà tăng khá tốt với mức tăng tới 24,5%, từ 10.200 đồng, lên 12.700 đồng. SD2 nằm trong Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tuần qua trên HNX. Với báo cáo phân tích về cổ phiếu SD2 đưa ra cuối tuần trước, BVSC cho rằng thị trường đang định giá SD2 thấp hơn 57% giá trị hợp lý, thì nhiều khả năng, BVSC đánh giá mức giá mục tiêu của SD2 ở mức 16.000 đồng. Nếu như vậy, dư địa để SD2 tăng tiếp nhiều khả năng vẫn còn trong tuần tới với mức tăng khoảng 26%.
VCBS khuyến nghị nắm giữ CTD
Với kết quả kinh doanh khả quan trong quý I và dự kiến trong quý II, chúng tôi đánh giá cao khả năng hoàn thành kế hoạch năm của công ty. Với P/E trung bình của ngành xây dựng dân dụng hiện nay là 10.5, tại mức giá đóng cửa ngày 7/7 là 210.000 đồng là khá hợp lý. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu CTD.
Đúng như khuyến nghị của VCBS, trong tuần qua, CTD chỉ dao động trên dưới ngưỡng 210.000 đồng. Tuy nhiên, với những ai lướt sóng cổ phiếu này trong tuần, nếu may mắn mua được ở mức giá thấp nhất 202.000 đồng đầu tuần và bán ra ở mức giá cao nhất trong phiên thứ Năm (217.000 đồng), có thể đã có lãi hơn 7%. Tuy nhiên, tính về mức giá đóng cửa, trong tuần qua, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, CTD tăng 1,43%, từ 210.000 đồng, lên 213.000 đồng.
-
Siba Group sắp huy động vốn từ cổ đông để thanh toán công nợ -
Cổ phiếu Angimex tăng trần liên tiếp -
Cổ phiếu Novaland giảm sàn sau tin bị cắt margin, VN-Index giảm về 1.253 điểm -
Hơn 1,41 triệu tài khoản chứng khoán mở mới trong 8 tháng từ đầu năm 2024 -
Yeah1 sắp phát hành 54,8 triệu cổ phiếu riêng lẻ -
Phê duyệt giá khởi điểm chào bán cổ phần tại Công ty Khoáng sản Bình Định -
Tân Cảng Sóng Thần chốt ngày phát hành cổ phiếu để tăng vốn
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang