
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Từ 5/10/2015, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang 4 nước ASEAN. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Cụ thể, theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 (có hiệu lực từ 5/10/2015) quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN của Bộ Công thương, các doanh nghiệp thay vì phải đi xin cấp C/O, có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp mình.
Để được phép tự chứng nhận, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí như: doanh nghiệp phải là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất.
Ngoài ra, doanh nghiệp không vi phạm quy định về xuất xứ trong hai năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp cũng phải có kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD.
Tự chứng nhận xứ hàng hóa là việc doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D.
Việc thí điểm này nhằm giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời thực hiện cam kết trong ASEAN.
Để được cấp phép tự chứng nhận, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đến Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương, hoặc đăng ký qua mạng Internet tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn, để được xem xét cấp văn bản chấp thuận với mã số tự chứng nhận riêng và danh sách các mặt hàng thương nhân được tự chứng nhận.
Văn bản chấp thuận có giá trị trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp và thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ trong thời gian hiệu lực của văn bản chấp thuận, trừ trường hợp có hành vi vi phạm.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Xuất nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra hoặc Bộ Công Thương ủy quyền cho Sở Công Thương hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được Bộ Công Thương ủy quyền cấp C/O mẫu D nơi doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định, doanh nghiệp được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ vẫn có thể xin cấp C/O mẫu D thông thường, nếu muốn.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower