-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
![]() |
Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia còn rất thấp. |
Đến nay, đã hơn 6 tháng kể từ ngày Cổng dịch vụ công quốc gia được vận hành, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký tài khoản còn rất thấp. Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, tính đến ngày 12/6, số tài khoản đăng nhập một lần trên Cổng là doanh nghiệp chỉ chiếm 1% trong tổng số 166.352 tài khoản.
“Doanh nghiệp rất thờ ơ với vấn đề mang lại lợi ích cho mình. Ai cũng biết sẽ tiết giảm thời gian, chi phí cả chính thức và phi chính thức, nhưng lại muốn gặp trực tiếp cán bộ để trao đổi”, ông Mai Tiến Dũng nói.
Tại Hội nghị trực tuyến “Giới thiệu Cổng dịch vụ công quốc gia và những lợi ích dành cho doanh nghiệp” được tổ chức mới đây ở TP.HCM, nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại về trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính công qua điện tử của một số cán bộ các cấp.
Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, mối lo nhất của doanh nghiệp khi tham gia Cổng là không biết thời điểm nào thủ tục được duyệt.
Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) Nguyễn Chánh Phương thì cho biết, thông tin trên Cổng dịch vụ công còn ít, HAWA và các hội viên đều gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn dữ liệu chung về ngành, xu hướng thị trường, tình hình chung trước khi tìm ra lời giải cho bài toán xây dựng nguồn lực phát triển cho tương lai, nhưng hiện chỉ có dữ liệu từ hải quan. Ông Phương kỳ vọng, trong tương lai, các hiệp hội ngành nghề như HAWA có thể tiếp cận hệ thống cơ sở dữ liệu lớn trên Cổng được tích hợp từ các bộ, ngành.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, khi Cổng dịch vụ công quốc gia đi vào vận hành chỉ có 8 dịch vụ, thì nay đã là 512 dịch vụ và sẽ tiếp tục cập nhật cả số dịch vụ lẫn công tác kỹ thuật liên quan, trên tinh thần, người dân/doanh nghiệp chỉ cần đăng ký một địa chỉ duy nhất và không phải cập nhật lại thông tin đã cung cấp.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ghi nhận các ý kiến trên và sẽ rà soát lại trước khi đưa ra chỉ đạo. Theo Bộ trưởng, hệ thống dữ liệu chung đang rất thiếu, khi hiện chỉ có cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, doanh nghiệp, tài chính, hải quan, trong khi dữ liệu quốc gia về dân cư và đất đai thì chưa. Nhưng nếu chờ đồng bộ, khi đã có tất cả dữ liệu mới triển khai chính phủ điện tử hay Cổng dịch vụ công quốc gia thì không thể bắt kịp xu hướng và đáp ứng yêu cầu phát triển chung. Do đó, cần vừa làm, vừa hoàn thiện hệ thống.


Bộ trưởng cũng cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng, từ tháng 6/2018 đến nay, Văn phòng Chính phủ chỉ xử lý hồ sơ công việc trên nền điện tử, phi giấy tờ (trừ văn bản mật). Ngoài ra, Bộ trưởng sẽ tham mưu với Thủ tướng về việc quy định thời hạn giải quyết hồ sơ điện tử.
Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu tiếp tục cải tiến kỹ thuật trên Cổng, hay có thể tiếp cận nguồn dữ liệu, việc cần thiết nhất là doanh nghiệp phải tham gia đăng ký tài khoản cũng như giải quyết các thủ tục liên quan trên hệ thống điện tử. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, điều cốt lõi là thay đổi tư duy của tất cả, chứ không phải vấn đề ở phần mềm hay công nghệ.
“Làm chính phủ điện tử cần thời gian, quyết tâm, trường kỳ, nên rất mong doanh nghiệp ủng hộ bằng cách tham gia mạnh mẽ”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng kêu gọi.
Được biết, cũng có những doanh nghiệp tỏ ra hài lòng về Cổng dịch vụ công quốc gia. Ông Trần Thành Trọng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sáng Ban Mai cho biết, năm 2016, Công ty cổ phần Sáng Ban Mai có đăng ký giấy phép đầu tư sang Pháp và thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay vì chọn dịch vụ của một công ty luật với giá 10.000 USD. Kết quả là hoàn thành rất nhanh, khi 2 tuần hoàn thành hồ sơ và 3 tuần sau có giấy phép với phí chỉ vài trăm ngàn đồng.
“Từ khi biết có Cổng dịch vụ công quốc gia, trong thời gian Covid-19, tôi đã làm xong 2 giấy phép lái xe quốc tế cho tôi và vợ chỉ trong 3 tuần. Sau đó, tôi chỉ đạo nhân viên đăng ký tài khoản và sử dụng dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Theo tôi, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ công quốc gia trước khi có ý kiến vì không thử, sẽ mãi nghi ngờ nỗ lực cải cách của Chính phủ”, ông Trọng nói.

-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"