-
Thách thức trong xuất khẩu thủy sản năm 2025 -
202 tỷ USD hàng Việt được xuất khẩu sang khu vực châu Âu, châu Mỹ -
Giá xăng tăng nhẹ, chạm 20.750 đồng/lít -
Việt Nam nhập hơn 33 tỷ USD máy tính, linh kiện điện tử từ Trung Quốc -
TP.HCM tăng cường kiểm tra, đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ -
Ban hành mức tối đa giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản
|
Hội thảo "Tối ưu hóa website cho di động" diễn ra ngày 18/5 bắt đầu bằng đề nghị của Phó chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) - Nguyễn Thanh Hưng đối với các đại biểu, khi dùng điện thoại di động truy cập 3 website. Kết quả, một địa chỉ thành công, trong khi 2 trang khác rất khó khăn vì chưa có phiên bản di động.
Trước đó, chỉ số Thương mại điện tử 2014 do Vecom công bố cho thấy chỉ 15% doanh nghiệp có website thiết kế riêng cho di động, vì cho rằng hiệu quả quảng bá không cao. Trong khi đó, hiện có 36% người Việt Nam sở hữu điện thoại di động thông minh, tỷ lệ truy cập internet hàng ngày từ smartphone là 76%, cao hơn 59% từ máy tính để bàn và laptop.
“Từ ví dụ thực tế và con số thống kê cho thấy thương mại điện tử di động tại Việt Nam có tiềm năng lớn, song không nhiều doanh nghiệp biết khai thác lợi thế này”, Phó chủ tịch Vecom nhận xét.
Lingo - một địa chỉ mua hàng online, bắt đầu dự án mobile từ năm 2012 khi có 90% khách hàng thực hiện giao dịch bằng desktop. Sau 2 năm, con số giảm còn 52% và lúc này, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết 40% khách hàng của hộ sử dụng di động để truy cập.
"Khách hàng ưa chuộng mobile đang gia tăng, nếu doanh nghiệp không thay đổi, đáp ứng yêu cầu thì rõ ràng đi sau thực tế rất nhiều", ông Hoàng Anh Việt, đại diện Lingo nhận định.
Đa số khách hàng của doanh nghiệp đều làm văn phòng, thường xuyên lướt trang vào ban ngày bằng máy tính, nhưng vẫn dùng điện thoại truy cập vào buổi tối. Ngoài các công việc cá nhân như trao đổi trên mạng Facebook, đọc báo, thư giãn... thì so sánh giá cả, tìm kiếm các phiếu giảm giá từ các nhà cung cấp cũng là mục đích chính của người tiêu dùng hiện nay.
"Sau 20h là thời điểm vàng cho thương mại trên di động. Nếu có chương trình gì dành cho khách hàng doanh nghiệp nên tổ chức vào buổi tối hiệu quả sẽ rất lớn”, ông nói. Song, cũng theo vị này, do hạ tầng dành cho điện thoại di động chưa tốt, nên lượng đặt hàng vẫn chưa cao so với phương thức thương mại điện tử từ máy tính để bàn.
Đánh giá hành vi của người tiêu dùng đã chuyển hoàn toàn sang mobile thời gian qua, song ông Lê Thiết Bảo - Công ty Deca cho rằng, doanh nghiệp không nên bỏ phương thức kinh doanh trên máy tính và các thiết bị số khác. Nếu có nguồn lực, nên duy trì linh hoạt các hình thức. "Trải nghiệm bằng cách dùng chuột vẫn có sức hút riêng biệt mà chưa thể xóa bỏ nhanh chóng được", vị này khẳng định.
Chia sẻ thêm về hiệu quả thương mại trên di động mà ông cùng cộng sự đang triển khai, vị này cho biết ông mất 3 tháng để hoàn thiện phiên bản thiết bị cầm tay thông minh, nhưng chỉ sau 2 tuần lượng khách hàng và lượt truy cập tăng lên rõ rệt, tỷ lệ người thoát trang giảm 7%, đặc biệt giao dịch thành công tăng 30%.
"Chỉ sau 2 tuần mình thấy giàu thêm được 30%, một con số không hề tồi để doanh nghiệp tính đến một phiên bản bán hàng mới", vị này nói.
Theo các chuyên gia, để thực hiện thương mại trên điện thoại di động thành công, khi xây dựng phiên bản cho mobile không nên dùng chung với phiên bản máy tính trước đó sẽ khiến website bị nặng, khi người dùng ngày càng thiếu kiên nhẫn trong việc tải thông tin. Do vậy, tốc độ là yếu tố giữ chân được người dùng ở lại hay thoát trang. Ngoài ra, đặc thù của điện thoại thông minh là màn hình nhỏ, không gian hạn chế nên cần sử dụng từ ngữ đơn giản nhất có thể và tối ưu hóa mọi các nội dung thông tin, hình ảnh đi kèm.
Nhận định thương mại điện tử thiết bị di động đang trở thành xu hướng tất yếu, ông Lê Đức Anh - Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng nên hình thức này sẽ phát triển rất nhanh chóng. Vấn đề doanh nghiệp sẽ biết đặt mình ở vị trí nào trong xu thướng này.
Theo đại diện cơ quan quản lý, để thương mại điện tử trên di động phát triển phụ thuộc vào 2 yếu tố là doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và các đơn vị phần mềm. Theo đó, với lĩnh vực hạ tầng, rất cần kiến thức kinh doanh, trong khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm phải chứng tỏ năng lực và kỹ thuật có những sản phẩm tốt nhất.
Đối với doanh nghiệp có ứng dụng trên di động, vị này cho biết trong năm nay, Bộ Công Thương sẽ ban hành thông tư cụ thể để hướng dẫn thi hành cũng như định hướng phát triển thương mại điện tử trên điện thoại thông minh.
-
Việt Nam nhập hơn 33 tỷ USD máy tính, linh kiện điện tử từ Trung Quốc -
TP.HCM tăng cường kiểm tra, đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ -
Xuất nhập khẩu 2024 tăng thêm 105 tỷ USD -
Ban hành mức tối đa giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản -
Khách hàng chịu chi mùa lễ hội, doanh thu của nhiều trung tâm thương mại tăng mạnh -
Thúc đẩy chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi -
Xi măng đồng loạt tăng giá từ đầu năm 2025
-
1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững