-
Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu -
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình -
Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế -
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
Ảnh minh họa |
Khách ít, nhiên liệu tăng giá
Sau thời gian phải ngưng hoạt động do thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, không ít doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải cắt giảm nhân sự để cân đối tài chính. Thế nhưng, đến khi cả nước bước vào trạng thái bình thường mới, doanh nghiệp kinh doanh vận tải lại phải đối diện với nhiều khó khăn mới.
Ông Trương Đăng Dũng, chủ nhà xe Tiến Dũng cho biết, sau thời gian dừng hoạt động, nhà xe phải chi trả một khoản kinh phí khá lớn để duy tu, bảo dưỡng phương tiện trước khi đưa vào hoạt động lại. Đặc biệt, khó khăn nhất là do Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân hạn chế đi lại. Cùng với đó, giá xăng dầu tăng cao, hàng hóa ít, nên nhiều chuyến xe thu không đủ bù chi. “Mặc dù lỗ, nhưng nhà xe vẫn phải duy trì hoạt động để giữ chân hành khách và mối hàng hóa”, ông Dũng than thở.
Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Đầu tư tại các bến xe ở TP.HCM cũng cho thấy, không còn cảnh xe ra vào tấp nập, người người xếp hàng mua vé hối hả về quê đón Tết như mọi năm. Hàng chục quầy bán vé mở cửa, nhưng chỉ có một vài khách vào mua. Khu sảnh chờ, phòng chờ cũng vắng lặng, đìu hiu…
Anh Dương Trí Minh, một chủ xe chạy tuyến TP.HCM - Hải Phòng tại Bến xe Miền Đông cho biết, thời điểm này những năm trước, lượng người ra vào bến xe tấp nập để đặt vé về quê. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm chạy xe ở TP.HCM anh thấy cảnh vắng vẻ như vậy.
"Những ngày qua, khách hàng có gọi điện hỏi giá vé xe, nhưng chủ yếu là hỏi thăm chứ không mua, tình hình như thế này chắc tôi sẽ vỡ nợ ngân hàng mất, vì trước đó tôi liên tục bù lỗ vào các chuyến xe của do không có khách và hàng hóa kèm theo", anh Minh nói.
Khối hành khách quan trọng nhất đối với nhà xe là những người ngoại tỉnh sinh sống, làm việc tại TP.HCM, tuy nhiên, ở chiều đi, rất nhiều người trở về quê sau giãn cách, nhưng vẫn chua quay lại Thành phố. Ở chiều ngược lại, rất nhiều người đang ở TP.HCM cũng ngần ngại về quê trong dịp Tết vì vừa sợ lây nhiễm chéo Covid-19 trên phương tiện vận tải công cộng, vừa e ngại quy định cách ly của địa phương.
Tương tự, ông Bùi Ngọc Quang, Giám đốc Công ty TNHH Quang Phát, có gần 15 xe chuyên chạy chở hàng Nam - Bắc cũng đang đứng ngồi không yên, khi chi phí nhiên liệu chiếm đang chiếm phần lớn lợi nhuận.
Theo lý giải của ông Quang, khi giá xăng dầu tăng, doanh nghiệp lại không thể tăng giá cước vận chuyển lên ngay được vì các hợp đồng đã ký rồi.
“Nếu tăng giá cước lúc này thì khả năng mất khách hàng rất lớn, chưa kể giá cước vận chuyển đã được ký kết trước đó nên buộc chúng tôi phải cố gắng chấp nhận”, ông Quang nói và cho biết thêm, bên cạnh lỗ chi phí, vấn đề lớn nhất là tiền vay ngân hàng. Trước tình hình như hiện nay, nếu không giãn nợ được hay có chính sách phù hợp để hỗ trợ thì rất khó để vực dậy ngành vận tải sau thời gian dài hoạt động gián đoạn.
Gánh nặng cho người đuối sức
Ông Dương Việt Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh Bình Phước cũng chia sẻ thêm, doanh nghiệp ngành vận tải đã và đang gặp nhiều khó khăn về mọi mặt. Ngoài việc lo tiền vay trả ngân hàng hằng tháng, các loại chi phí như bảo dưỡng, bảo trì định kỳ vẫn phải thực hiện, chưa kể, doanh nghiệp còn đang phải gánh một khoản chi phí nữa để lắp camera trên xe.
Theo ông Hùng, việc lắp đặt camera trên xe kinh doanh vận tải là chính đáng, nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, với chi phí lắp đặt camera cho mỗi chiếc xe lên tới cả chục triệu đồng, nên với tình hình kinh doanh khó khăn hiện nay, lắp camera đối với ngành vận tải, chẳng khác gì “chất thêm gánh nặng lên lưng của người sắp hết sức”.
Chia sẻ riêng với phóng viên Báo Đầu, ông Lâm Đại Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Lâm Vinh cho hay, doanh nghiệp ngành kinh doanh vận tải tại Việt Nam hiện nay đang phải gánh nhiều loại thuế, phí, nên lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm.
Bởi có những chi phí cố định, trong trường hợp xe không hoạt động thì cũng phải trả như: phí bảo trì đường bộ, phí bảo hiểm, phí tài chính ngân hàng, phí đăng kiểm… Ngoài ra, những đột xuất trên đường, hay những chi phí riêng phục thuộc từng chuyến do tham gia ít, hay nhiều các tuyến đường BOT. Bên cạnh đó, công tác đầu tư công đối với những dự án hạ tầng giao thông trong thời gian này, cũng như việc duy tu, nâng cấp hệ thống đường bộ đang diễn ra tại khá nhiều địa phương làm tăng thời gian ùn tắc đã khiến phương tiện vận tải mau hư và tốn thêm nhiên liệu.
-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn