
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
![]() |
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thua thiệt của hàng hóa Việt Nam ngay tại “sân nhà” nằm ở khâu truyền thông, quảng cáo |
Có một thực tế ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa phần nên bị hạn chế về tài chính, không thực hiện được các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu có quy mô và lâu dài, dẫn đến việc quảng bá thương hiệu quy mô nhỏ và hiệu quả thấp...
Bên cạnh đó, việc quảng bá thương hiệu bị cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về tài chính và trình độ. Các chi phí dịch vụ thuê ngoài về quảng cáo, tư vấn, xây dựng thương hiệu đều rất cao, chưa kể, thủ tục đăng ký thương hiệu khó khăn, thời gian kéo dài.
Bên cạnh đó, các quy định về quảng cáo sản phẩm tại một số tỉnh, thành phố cũng đang làm doanh nghiệp lúng túng. Giám đốc một công ty dệt may tại TP.HCM nêu một ví dụ về việc, tại TP.HCM, trong hồ sơ xin phép thực hiện quảng cáo phải có hợp đồng kinh tế, trong khi hợp đồng có những nội dung cần bảo mật như giá cả, thời hạn… Hoặc ở Cần Thơ, mới đây lại thêm thủ tục phải nộp bản vẽ xây dựng pa-nô ốp tường trong hồ sơ xin phép thực hiện quảng cáo, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Có lẽ, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thua thiệt của hàng hóa Việt Nam ngay tại “sân nhà” nằm ở khâu truyền thông, quảng bá và công tác xử lý vi phạm vẫn chỉ hướng vào doanh nghiệp địa phương, hoặc xảy ra tại địa phương. Có thực tế, vi phạm tại địa phương này thì bị xử lý, nhưng vi phạm ở địa bàn khác thì lại thiếu cơ chế giám sát, phát hiện và kiến nghị.
Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá, nhiều địa phương, nhất là ở những nơi mà hoạt động thị trường còn kém sôi động, hoạt động sở hữu trí tuệ còn đơn giản, vai trò quản lý nhà nước mờ nhạt, bị động, vẫn còn tình trạng trông chờ vào trung ương, hoặc chồng chéo giữa các cơ quan quản lý liên quan. Năng lực, kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ của các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ các địa phương còn nhiều bất cập.
Theo luật sư kinh tế Ngô Văn Quang (Đoàn luật sư TP.HCM), Luật Quảng cáo đã được ban hành từ năm 2012 và có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo, nhưng mức độ sai phạm vẫn thường xuyên, vụ việc xử lý trên thực tế còn ít. Không ít doanh nghiệp trong ngành nước mắm, trà xanh…, quảng cáo xuất xứ nguồn nguyên liệu địa phương này khi thực tế nguyên liệu họ lấy từ các địa phương khác có giá thành rẻ hơn, vậy là, với nội dung quảng cáo mập mờ cũng đủ triệt hạ doanh nghiệp cùng ngành tại địa phương đó do giá rẻ hơn.
“Hiện nay, các doanh nghiệp cần một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh để phát triển, trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động quảng cáo. Siết chặt về hoạt động quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp địa phương tự mở rộng ra thị trường lớn”, luật sư Quang nói.

-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế