Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi tự cứu mình
Anh Vũ - 09/01/2016 08:45
 
Ngành chăn nuôi trong nước đang rốt ráo chuẩn bị cho cuộc chơi hội nhập.

Dự kiến cuối năm 2017 hoặc đầu 2018, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, thuế nhập khẩu các mặt hàng chăn nuôi sẽ dần trở về 0%. Theo lộ trình, ngành chăn nuôi trong nước vẫn còn khoảng 10 năm chuẩn bị trước khi thực sự bước vào hội nhập. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị tốt, khắc phục những yếu kém thì doanh nghiệp sẽ hoàn toàn bị động trong cuộc chơi này.

Dù là nước nông nghiệp, nhưng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm, Việt Nam phải bỏ ra hơn 5 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nguyên liệu nhập nhiều nhất là ngô, đậu nành, bột cá. Riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập gần như 100%. Hầu hết các tập đoàn lớn về lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam để đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi như: Công ty cổ phần C.P Việt Nam, Công ty TNHH Cargill Việt Nam, Công ty TNHH Deheus Đồng Nai, Công ty TNHH CJ Vina Agri, Công ty TNHH Woosung Vina...

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, hiện Công ty cổ phần C.P Việt Nam (Thái Lan) đang dẫn đầu về cung cấp thức ăn chăn nuôi, với gần 20% sản lượng đưa ra thị trường, tiếp đến là Công ty TNHH Cargill Việt Nam (Hoa Kỳ) chiếm trên 8%.

Ông Đinh Xuân Hồng, Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng (ngồi giữa) làm CEO giải quyết tình huống này
Ông Đinh Xuân Hồng, Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng (ngồi giữa) làm CEO giải quyết tình huống tuần này

Như vậy đã từ lâu, phần lớn miếng bánh thị phần thức ăn chăn nuôi đã thuộc về khối ngoại, các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm một tỷ lệ thị phần nhỏ nhoi. Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam khẳng định, muốn chế biến thức ăn công nghiệp phục vụ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ nhất thiết phải nhập khẩu nguyên liệu 60-70%. Khi Việt Nam tham gia TPP, thuế suất về 0%, ngành chăn nuôi sẽ được hưởng lợi khi nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ các nước đối tác, góp phần giảm chi phí đầu vào. Tuy nhiên, theo ông Lịch, nếu doanh nghiệp không chủ động đầu tư sản xuất nguyên liệu thì sẽ gặp nhiều rủi ro như không ổn định ngoại tệ, nhất là tỷ giá; giá cả nông sản trên thế giới lên xuống thất thường khiến nhiều doanh nghiệp thương mại lớn bị lỗ nặng.

Một số doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam đã chủ động xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhập nguyên liệu sản xuất để không lệ thuộc. Tuy nhiên, điều này không dễ với số đông doanh nghiệp quy mô nhỏ, như trường hợp một doanh nghiệp tại Hưng Yên. Nhận thấy khi hiệp định TPP có hiệu lực, công ty sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất lớn đến từ các đối thủ mới và cũ. Với quy mô nhỏ và năng lực cạnh tranh thấp như hiện nay, công ty sẽ không thể cạnh tranh, cũng không thể tận dụng được những lợi thế của TPP.

Đặc biệt, với sự mạnh lên của các đối thủ cũ, cùng sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ mới, doanh nghiệp rất có nguy cơ bị đánh bật khỏi thị trường. Trước tình hình đó, CEO và các cổ đông đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp (CEO là 1 trong 3 cổ đông của công ty).

CEO cho rằng, để có thể tận dụng lợi thế, đồng thời đối phó được với những thách thức, công ty cần thay đổi chiến lược, chuyển sang cung ứng thức ăn gia súc cho các nhà sản xuất thịt xuất khẩu. Bởi vì sắp tới, thị trường này sẽ phát triển mạnh, các nhà sản xuất thịt sẽ cần các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi đạt chuẩn nội khối để vào được TPP. Đây là cơ hội lớn cho công ty.

“Muốn vậy, công ty cần phải tìm kiếm và đầu tư để thay đổi nguồn nguyên liệu. Hiện nay, nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu nhập từ các thị trường không thuộc khối TPP. Công ty khó có thể hợp tác với các nhà sản xuất thịt chăn nuôi xuất khẩu được”, CEO cho biết.

Tuy nhiên, các cổ đông lại không đồng tình. Bối cảnh hiện nay làm như vậy là quá vội vàng và có thể khiến công ty gặp rủi ro. Hiện những lợi thế và thách thức của TPP là gì doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ được. Nguồn lực của doanh nghiệp còn yếu, thay đổi theo chiến lược của CEO sẽ đòi hỏi nhiều công sức và vốn.

“Trước mắt công ty nên tiếp tục kiên trì với thị trường cùng nguồn nguyên liệu truyền thống hiện nay. Với mức thu nhập của Việt Nam, thì thị trường chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn rất rộng. Ngoài ra, nên mở rộng thị trường ra khắp các tỉnh thành”, đại diện một cổ đông nói.

Chiến lược mà CEO đưa ra vấp phải sự phản đối của các cổ đông, khiến cho tình hình thêm căng thẳng, nếu không thuyết phục được các cổ đông thì rất có thể công ty sẽ bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh mới.

Chi hơn 4,5 tỷ USD nhập khẩu ngô và thức ăn chăn nuôi
Trong khi xuất khẩu nông sản giảm thì nhập khẩu ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi, thuốc trừ sâu... lại tăng mạnh. Riêng nhập khẩu ngô, thức...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư