
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
![]() |
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã từng kêu gọi khách hàng “tẩy chay những doanh nghiệp không giảm cước”. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Làm gì để quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng vận hành đúng quy luật của nền kinh tế thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên? Liệu người tiêu dùng có sử dụng quyền năng tối cao của mình là tẩy chay sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp khi chất lượng, giá cả bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của mình?
Trước tình trạng giá cước vận chuyển vẫn treo ở mức cao, khi xăng dầu đã giảm giá đến lần thứ 5 với tổng mức giảm trên 30% trong vòng 3 tháng qua, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã liên tục có các văn bản yêu cầu các doanh nghiệp tính toán lại chi phí để giảm cước vận chuyển phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích với khách hàng.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vận tải đã cố tình lờ đi nghĩa vụ “chia sẻ” lợi ích với khách hàng, điều mà họ từng kêu gọi khi muốn tăng giá trước đây. Đồng thời viện dẫn hàng loạt lý do nhằm chây ỳ, không giảm cước. Tuy nhiên, các lý do này đều không thuyết phục được ai.
Còn nhớ, trong lần đi kiểm tra thực tế ở Bến xe Miền Đông (TP.HCM) hồi đầu năm, lúc giá xăng dầu đã giảm hơn 30% so thời điểm giá xăng cao nhất, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã kêu gọi khách hàng “tẩy chay những doanh nghiệp không giảm cước”. Việc người đứng đầu ngành GTVT kêu gọi tẩy chay doanh nghiệp không "chịu" giảm giá cước nhắc người tiêu dùng về một thứ quyền lực rất lớn của họ. Đó là “Quyền tẩy chay” hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hoặc không phù hợp về giá cả, hình thức cung cấp, mà Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định.
Người tiêu dùng là một bên hình thành quan hệ cung - cầu trên thị trường, đồng thời là nhân tố có "sức nặng" đối với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tẩy chay là cách người tiêu dùng “nói không" với một hoặc nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Quyền ấy đã được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, trên thực tế, từ nhiều năm nay, gần như không có một cuộc tẩy chay lớn, chính thức hoặc đúng nghĩa nào từ phía người tiêu dùng. Ngay như gần đây, một loạt siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội bày bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng được các phương tiện truyền thông “điểm mặt chỉ tên”, cũng chỉ ồn ào được dăm ba bữa, rồi đâu lại vào đấy.
Vì sao vậy?
Trước hết, tính xuê xoa, cách nghĩ "chín bỏ làm mười" rất phổ biến và ăn sâu trong thói quen của người tiêu dùng Việt Nam. Trở lại với dịch vụ vận tải hiện nay, thiệt hại từ một chuyến taxi cho một cá nhân có thể không bao nhiêu, nhưng ở góc độ người tiêu dùng toàn xã hội, trên nhiều lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường bộ, hàng không, đường thủy… thì thiệt hại đó là vô cùng lớn.
Thứ hai, ngoại trừ các chuyên gia pháp lý, cơ quan quản lý chuyên ngành, rất ít người tiêu dùng ý thức được "quyền hạn" của mình. Quyền lợi của người tiêu dùng không chỉ được pháp luật bảo hộ mà việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội. Việc bảo vệ phải được thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về quyền tẩy chay còn là yêu cầu đối với cả cơ quan quản lý cũng như các tổ chức đại diện cho người tiêu dùng.
Tuy vậy, “Quyền tẩy chay” của khách hàng chỉ có thể được thực hiện khi thị trường có sự cạnh tranh minh bạch. Liệu người tiêu dùng còn sự lựa chọn nào khác nếu có chuyện ngầm "bắt tay nhau" giữa các doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích cho riêng mình. Vì vậy, vai trò quản lý, giám sát của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là rất quan trọng, không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng mà còn góp phần đưa quan hệ cung - cầu vận hành đúng quy luật của kinh tế thị trường. Một minh chứng rất rõ, chỉ đến khi các cơ quan chức năng “làm căng”, ngay trong ngày 11/9, đã có khoảng 200 doanh nghiệp tại Hà Nội đến ký cam kết với Sở GTVT - Sở Tài chính sẽ giảm giá cước vận tải.

-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower