-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho rằng, nếu không được hoàn thuế và bị truy thu thuế GTGT thì ngành sắn sẽ đổ vỡ Domino. |
Dừng hoàn thuế, doanh nghiệp sẽ “chết” hàng loạt
Mới đây, văn bản kêu cứu khẩn cấp tới Thủ tướng Chính phủ của Hiệp hội Sắn Việt Nam có kèm chữ ký của 42 doanh nghiệp sắn, cùng đề nghị dừng thực hiện Công văn số 632/TCT-TTKT ngày 7/3/2022 của Tổng cục Thuế, chỉ đạo các cục thuế địa phương xác minh khách hàng nước ngoài, dẫn tới việc dừng và truy thu tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) của doanh nghiệp sắn.
Thực tế, không phải mới đây, mà từ ngày 8/7/2021, Tổng cục Thuế cũng ra Công văn số 2495/TCT-TTKT liên quan vấn đề hoàn thuế nói trên. Kết quả xác minh các doanh nghiệp, đối tác của các doanh nghiệp xuất khẩu sắn tại Việt Nam do cơ quan thuế Trung Quốc cung cấp, thể hiện nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không hoạt động, không nhập khẩu các sản phẩm từ sắn của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các cục thuế địa phương không chỉ dừng hoàn thuế, mà còn truy thu thuế GTGT của các doanh nghiệp xuất khẩu sắn.
- Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam
Việc 42 doanh nghiệp phải kêu cứu khẩn cấp chỉ là “giọt nước tràn ly”, bởi ngay sau khi Tổng cục Thuế có Văn bản 2495/TCT-TTKT, từ tháng 8/2021 tới nay, Hiệp hội Sắn Việt Nam và các doanh nghiệp đã kêu tới nhiều bộ, ngành chức năng với cùng một nội dung: Có nhiều doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp tinh bột sắn không được hoàn thuế với số tiền rất lớn, điển hình là Công ty cổ phần Fococev Việt Nam (TP.HCM) đang tồn đọng trên 384 tỷ đồng tiền thuế GTGT chưa được hoàn.
Việc không hoàn thuế, mà lại còn truy thu thuế GTGT sẽ khiến các doanh nghiệp sắn có nguy cơ phá sản, bởi chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng này là miễn thuế và được hoàn thuế GTGT, nên nhiều doanh nghiệp đi vay tiền ngân hàng để thu mua sắn cho nông dân và mong chờ vào khoản hoàn thuế (vào vụ thu hoạch, mỗi doanh nghiệp trung bình phải bỏ ra gần 2 tỷ đồng/ngày để thu mua 500-1.000 tấn củ sắn cho bà con).
Nay không được hoàn thuế sẽ khiến doanh nghiệp không dám xuất khẩu, nhà máy không hoạt động, cùng với các chi phí, tiền vay ngân hàng không thể trả nổi sẽ khiến hàng trăm doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất sẽ phải dừng thu mua cho bà con trồng sắn. Điều này còn khiến nhiều hộ nông dân trồng sắn rơi vào tình trạng nợ nần khi sắn trồng ra không ai mua.
Trong khi đó, sắn và sản phẩm từ sắn là một trong 3 loại cây trồng xuất khẩu chủ lực, có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam và được đưa vào danh sách cây chủ lực quốc gia, được xem là cây xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng sâu, vùng xa.
Lý lẽ của doanh nghiệp
Thực tế, trong hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp thường muốn bình yên, thậm chí “khăng khít” với cơ quan thuế. Nên lần này, với phản ứng mạnh “kêu cứu khẩn cấp” của 42 doanh nghiệp ngành sắn là hy hữu và đặc biệt đáng lưu ý.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,87 triệu tấn, trị giá 1,18 tỷ USD, tăng 2,4% về lượng và tăng 16,5% về trị giá so với năm 2020.
Năm 2021, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 93,6% về lượng và chiếm 92,9% về trị giá trong tổng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 2,69 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 18,5% về trị giá so với năm 2020.
Yếu tố quan trọng trong văn bản của Tổng cục Thuế, dẫn tới yêu cầu việc dừng hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp chính là đã có “kẻ bán” thì phải có “người mua” khi buộc phải xác minh các doanh nghiệp, đối tác mua hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu sắn Việt Nam.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cùng 42 doanh nghiệp lại dẫn nhiều cơ sở chứng lý để xoáy vào phản biện yêu cầu này.
Đầu tiên, pháp luật Việt Nam hiện hành đối với hoàn thuế GTGT không có quy định nào về việc hồ sơ hoàn thuế phải có xác nhận của khách hàng nước ngoài mới đủ điều kiện được hoàn thuế. Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu cũng không có nghĩa vụ cũng như năng lực xác minh đối tác nước ngoài khi ký hợp đồng.
Hồ sơ được hoàn thuế GTGT xuất khẩu nông sản chỉ gồm giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước; hợp đồng mua bán, gia công; tờ khai hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng…
Theo khẳng định của Hiệp hội Sắn, các doanh nghiệp khi đưa hàng lên biên giới đều phải khai báo đầy đủ và rõ ràng với cơ quan hải quan của Việt Nam và đều có xác nhận. Cùng với đó, các khoản tiền thu được từ xuất khẩu sắn đều được chuyển khoản và được thể hiện qua các chứng từ tại ngân hàng. Đó là cơ sở quan trọng và cơ quan thuế hoàn toàn có thể xác minh từ hải quan và ngân hàng để kiểm soát được số lượng hàng mà các doanh nghiệp sắn đã xuất khẩu và thực hiện việc hoàn thuế.
Còn điều kiện hoàn thuế có yêu cầu về hợp đồng, tức sẽ thể hiện rõ người mua kẻ bán, Hiệp hội Sắn cho hay, thị trường Trung Quốc chiếm 93% tổng sản lượng sắn và sản phẩm sắn Việt Nam xuất khẩu. Trong đó hơn 65% sản lượng xuất khẩu theo điều kiện DAF (giao hàng tại biên giới - Incoterm 2010), qua các cửa khẩu khu vực Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai…
Trao đổi với báo chí, ông Nghiêm Minh Tiến, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam cho hay, với việc xuất khẩu sắn theo hình thức giao hàng tại biên giới thường không có hợp đồng. Đây là điểm đặc thù vì các thương nhân Trung Quốc thường thỏa thuận miệng, không muốn ký hợp đồng với các doanh nghiệp xuất khẩu sắn. Mục đích là để người mua có thể xé lẻ hàng hóa, tận dụng ưu đãi trao đổi hàng hóa tại biên giới để không phải khai báo với cơ quan thuế Trung Quốc.
Chính điều này dẫn đến việc đối tác Trung Quốc có thể không thừa nhận việc mua bán hàng hóa với đối tác Việt Nam khi được xác minh và vì thế dẫn tới ngành thuế không hoàn thuế GTGT.
Theo các luật sư, nếu chấp nhận điều kiện đặc thù (thiếu hợp đồng), theo quy định về thực hiện hoàn thuế, cơ quan thuế tra cứu, căn cứ thông tin trên tờ khai hải quan để giải quyết hoàn thuế GTGT. Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, phân luồng kiểm tra hải quan theo quy định của Luật Hải quan. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế thì tăng cường thanh - kiểm tra và phát hiện có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để xử lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Bộ Công thương đồng tình kiến nghị của doanh nghiệp
Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, ngay khi Tổng cục Thuế có Văn bản 2495/TCT-TTKT ngày 8/7/2021, ngày 7/8/2021, Hiệp hội đã có đơn kiến nghị tập thể gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, kiến nghị và giải quyết vướng mắc hoàn thuế GTGT.
Tới ngày 19/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và Bộ Công thương giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp sắn.
Tới ngày 27/1/2022, Văn phòng Chính phủ có Văn bản 689/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về việc tháo gỡ vướng mắc thủ tục hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp xuất khẩu sắn
Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét kỹ kiến nghị của Hiệp hội Sắn, tổ chức đối thoại, trao đổi, làm việc với Hiệp hội Sắn để thông tin, giải thích đầy đủ, thỏa đáng các kiến nghị theo đúng quy định pháp luật, tạo sự đồng thuận cho doanh nghiệp.
“Tuy nhiên, đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết, mà lại còn khó khăn hơn khi ngày 7/3/2022, Tổng cục Thuế có Công văn 632/TCT-TTKT chỉ đạo cục thuế địa phương xác minh khách hàng nước ngoài, dẫn tới việc dừng và truy thu tiền thuế GTGT của doanh nghiệp sắn”, đại diện Hiệp hội Sắn bức xúc.
Trong khi đó, ngày 18/3/2022, làm việc với Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, sau khi phản ánh việc ngành sắn khó khăn rất lớn trước việc bị dừng hoàn thuế GTGT của Tổng cục Thuế, Hiệp hội đã đề nghị Bộ Công thương kiến nghị Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn hoàn thuế GTGT phù hợp với thực tế hoạt động xuất khẩu biên mậu giữa Việt Nam với Trung Quốc, phù hợp với tinh thần Nghị định 14/2018/NĐ-CP và quy định tại khoản 2, Điều 24, Nghị định số 14/2018/NĐ-CP nhằm thích ứng với hoạt động xuất nhập khẩu biên giới đối với các nước có chung biên giới.
Theo Hiệp hội Sắn, phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng tình với các kiến nghị nêu trên của Hiệp hội và sẽ phối hợp, hỗ trợ Hiệp hội cùng các doanh nghiệp ngành sắn để kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét, giải quyết những kiến nghị trên.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng lưu ý Hiệp hội, để kiến nghị hiệu quả thì doanh nghiệp phải xuất trình được căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật hiện hành.
-
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up