Nhiều năm qua, thiếu quỹ đất phát triển công nghiệp là lực cản lớn khiến TP.HCM hụt hơi trong cuộc đua thu hút đầu tư. Song, việc mở rộng địa giới hành chính đang mở ra hướng đi mới.
Sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư toàn cầu, trong đó có dòng đầu tư vào Việt Nam, có thể trở nên rõ ràng hơn, sau thời điểm ngày 1/8/2025, khi chính sách thuế quan của Mỹ chính thức được chốt.
Hướng đến phát triển các lĩnh vực kinh tế công nghệ cao, miền Trung đang sở hữu nhiều dư địa để thu hút doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào công nghệ bán dẫn, AI.
Cùng với các khu công nghiệp, việc phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn Hải Dương đã tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kỹ thuật theo hướng xanh, bền vững.
Tỉnh Tiền Giang tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức và ứng phó với biến động thị trường trong và ngoài nước; đồng thời đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên.
Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đề xuất dùng vốn ngân sách tỉnh Ninh Bình mới và vốn xã hội hóa của doanh nghiệp để xây dựng một sân bay quốc tế tại vị trí huyện Ý Yên (Nam Định) hiện hữu.
Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình đã chỉ đạo, các khó khăn, vướng mắc phải được xử lý nhanh hơn, quyết liệt hơn, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương nào thì các cơ quan đó phải bắt tay vào xử lý.
Tỉnh Sóc Trăng tập trung thu hút đầu tư vào các dự án quan trọng, mang tính chiến lược, như hạ tầng giao thông, cảng biển, các khu - cụm công nghiệp, các dự án công nghiệp phụ trợ, du lịch…, nhằm tạo động lực phát triển đột phá.
Vượt qua nhiều thách thức, biến động khó lường, 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN,CCN) tỉnh Bến Tre có nhiều tín hiệu lạc quan, đạt 12.706 tỷ đồng, tăng 6,24% so với cùng kỳ và đạt 52,94% kế hoạch năm 2025.
Trong bối cảnh không gian tỉnh mới sắp được vận hành, ngành giao thông Bến Tre đang tái định hướng phát triển, vừa tiếp tục mở rộng về phía Đông, vừa tập trung nguồn lực kết nối mạnh mẽ với trung tâm không gian tỉnh mới và TP.HCM - đầu tàu kinh tế cả nước. Đây là chiến lược trọng điểm nhằm đưa Bến Tre vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Theo kết quả công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Trà Vinh năm 2024 ngày 6/5/2025 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa qua, Trà Vinh là 1 trong 2 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có sự cải thiện vượt bậc khi tiếp tục tăng nhiều hạng trong giai đoạn 2022 - 2024.
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1) thuộc Khu kinh tế Thái Bình đang trở thành điểm sáng, hạt nhân nòng cốt đưa Thái Bình - vùng đất thuần nông một thời - trỗi dậy mạnh mẽ, vươn mình thành trung tâm công nghiệp mới của miền Bắc, tự tin hội nhập vào dòng chảy công nghiệp hóa của đất nước.
Long An đã và đang đầu tư hàng loạt dự án giao thông trọng điểm, kết nối thông suốt giữa các địa phương trong tỉnh cũng như liên kết vùng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.