-
Vietravel Airlines có tổng giám đốc mới -
Ông Nguyễn Hồ Nam làm diễn giả tại Diễn đàn Tri thức thế giới 2024 -
Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp -
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới -
Ông Dương Văn Bắc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Novaland -
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh
- Doanh nhân Nguyễn Thị Minh Đăng, CEO Công ty cổ phần Koro: Người tiên phong “chẩn bệnh” cho nước
- [Emagazine] CEO HVN Travel Trương Minh Tuấn: "Không chọn lợi nhuận cao nhất, tôi chọn tuyệt vời nhất"
- [Megastory] "Giàng A Hiếu" - Người đánh thức "xứ sở hạnh phúc Suối Giàng" và khát khao đưa trà Việt lên đỉnh thế giới
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR. |
Hành trình của niềm đam mê
Câu chuyện của người phụ nữ tài ba - CEO Lê Lan Hương - không đơn thuần là việc kinh doanh, mà còn là hành trình của niềm đam mê, gìn giữ và phát huy nghệ thuật thủ công truyền thống.
Không học về thiết kế sản phẩm, dệt nhuộm, chạm khắc, hay các ngành nghề liên quan đến thủ công mỹ nghệ, chị Hương đến với lĩnh vực này như một cơ duyên. Trước đó, chị là phiên dịch viên, nên có cơ hội tiếp xúc với nhiều người nước ngoài. Chính từ những cuộc gặp gỡ này, chị dần nhận ra sự hấp dẫn của văn hóa làng nghề truyền thống Việt Nam.
Ban đầu, mục tiêu của chị chỉ đơn giản là giúp đỡ các nghệ nhân địa phương bằng cách tạo điều kiện giao lưu văn hóa cho họ, nhưng càng tiếp xúc với các làng nghề, chị càng muốn gắn bó. Chị nhận ra tiềm năng to lớn của ngành thủ công mỹ nghệ không chỉ nằm ở giá trị văn hóa, mà còn ở khả năng tạo ra những sản phẩm mang đậm dấu ấn Việt Nam có thể chinh phục thị trường quốc tế.
“Trước đây, tôi chưa từng có ý định bước chân vào lĩnh vực này, nên không quan tâm nhiều tới các hoạt động làng nghề. Vậy nhưng, cơ duyên được gặp gỡ và trao đổi với cô Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội đã khiến tôi hoàn toàn thay đổi suy nghĩ về vai trò của nghề truyền thống trong xã hội hiện đại”, chị Hương bộc bạch.
- CEO Lê Lan Hương
Nhớ lại những ngày đầu chập chững vào nghề, chị Hương kể, cách đây 5 năm, tình cờ ghé thăm làng Vác (còn gọi là làng Canh Hoạch, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội), ngôi làng có nghề làm quạt giấy dó Châm Kim, chị xúc động trước hoàn cảnh khó khăn của các nghệ nhân nơi đây. Những chiếc quạt giấy được chạm khắc tinh xảo và đầy tính nghệ thuật, nhưng lại không được giới thiệu để đông đảo khách du lịch biết tới.
Nhận thấy giá trị của các sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời thấu hiểu những khó khăn mà người dân tại các làng nghề phải đối mặt, chị Hương quyết định hành động để bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa quý báu này. Chị tập trung hỗ trợ các làng nghề, tham gia hội chợ để quảng bá sản phẩm... Mỗi ngày, chị càng say mê với “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc.
Sau nhiều năm nỗ lực, năm 2016, chị Hương quyết định xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm thủ công cao cấp mang thương hiệu H’EMR. Tên gọi H’EMR là biểu tượng cho sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa dân tộc và sự sáng tạo đương đại.
Năm 2020 - 2021, dịch Covid-19 bùng phát gây ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam và toàn cầu, hoạt động kinh doanh trong nước gặp khó khăn, xuất khẩu bị hạn chế. Tuy nhiên, nhờ khai thác hiệu quả thị trường nội địa, H’EMR đứng vững trong “cơn bão” và từng bước vượt qua khó khăn.
“Đơn đặt hàng quà tặng từ các khách sạn 5 sao cùng với những sản phẩm thiết kế riêng cho doanh nghiệp tạo nguồn thu ổn định, giúp H’EMR duy trì hoạt động và bảo đảm thu nhập cho những người thợ thủ công lành nghề liên kết với Công ty”, chị Hương chia sẻ.
Năm 2023, tại Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam, H’EMR vinh dự giành giải thưởng danh giá với sự độc đáo và hiện đại trong các tác phẩm Quạt châm kim in hình hoa sen và Khuê Văn Các. Đặc biệt, chị Lê Lan Hương là một trong 100 nghệ nhân được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên dương, khen thưởng.
Với sự nỗ lực của doanh nhân Lê Lan Hương, sau gần 10 năm, H’EMR đã trở thành thương hiệu được biết đến rộng rãi không chỉ ở trong nước, mà còn trên thị trường quốc tế. Sản phẩm của H’EMR, gồm đồ trang trí, nội ngoại thất, đồ gia dụng, quà tặng... được làm từ nguyên liệu tự nhiên, dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Việt Nam. Mỗi sản phẩm đều được thiết kế tỉ mỉ, hoàn thiện từng chi tiết nhỏ nhất, mang đậm “hồn cốt” văn hóa Việt, được du khách trong vào ngoài nước yêu thích.
Chị Hương chia sẻ, trong quá trình làm việc, chị nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tỉnh của chồng - một kiến trúc sư tài năng. Công ty tập trung thiết kế các sản phẩm quà tặng như quạt giấy, túi tre, trang sức bằng sừng…
“Hiện tại, các sản phẩm trang sức thủ công của H’EMR được bán ra thị trường với giá 100.000 - 600.000 đồng/sản phẩm. Những sản phẩm cao cấp như túi, quạt giấy dó… chuyên bày bán tại các khách sạn 5 sao hay xuất khẩu sang các nước bạn thì có giá từ 1 đến 5 triệu đồng. Hầu hết sản phẩm lưu niệm tại các sự kiện đều nhanh chóng được bán hết”, chị Hương tự hào nói.
Một trong những điểm nhấn của H’EMR là sự đa dạng và độc đáo trong từng sản phẩm, đặc biệt là những chiếc quạt giấy dó. Với Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR, mỗi sản phẩm không chỉ là một món đồ thủ công, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, phản ánh tư duy sáng tạo và tâm hồn của người làm ra nó. Chính vì vậy, chị luôn khuyến khích đội ngũ thiết kế và các nghệ nhân thử nghiệm những ý tưởng mới, sáng tạo những sản phẩm độc đáo, không trùng lặp, để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ và khác biệt.
Bằng niềm đam mê và kiên trì theo đuổi con đường đã chọn, chị Hương dần chiếm được cảm tình của những khách hàng khó tính nhất. Các sản phẩm của H’EMR không chỉ có mặt tại các khách sạn 5 sao phục vụ khách du lịch nước ngoài, mà còn hiện diện ở nhiều thị trường khó tính như Ấn Độ, Anh, Pháp… Những vị khách không chỉ mua sản phẩm, mà còn “mua” cả giá trị văn hóa mà chị Hương đã “thổi hồn” vào trong đó.
Mỗi sản phẩm thủ công là một sứ giả văn hóa
Doanh nhân Lê Lan Hương luôn tâm niệm, mỗi sản phẩm thủ công là một sứ giả văn hóa, mang những giá trị tinh hoa của dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Chị tin rằng, khi những giá trị này được gửi gắm một cách chân thành, chúng sẽ chạm đến trái tim của người tiêu dùng, bất kể họ ở đâu.
Để có được những sản phẩm độc, lạ, “gây thương nhớ” cho khách hàng, chị Hương và chồng đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu, học hỏi kiến thức. Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, chị luôn chú trọng thể hiện câu chuyện văn hóa qua từng chi tiết thiết kế.
Chị tìm kiếm những yếu tố văn hóa độc đáo, tinh tế để lồng ghép vào từng thiết kế. Mỗi chiếc quạt giấy dó hay món trang sức thủ công không chỉ là sản phẩm vật chất, mà còn là biểu tượng của một nền văn hóa lâu đời, được chế tác bởi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân Việt Nam.
“Trong mỗi sản phẩm, tôi đều cố gắng lồng ghép những hình ảnh quen thuộc của văn hóa Việt Nam như Hồ Gươm, hoa sen…, tạo nên sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Các sản phẩm được chế tác hoàn toàn thủ công, như quạt giấy dó, dù có giá lên đến hàng triệu đồng, vẫn được khách hàng nước ngoài đón nhận nhiệt tình. Đối với họ, đó không chỉ là một sản phẩm thủ công, mà là một tác phẩm nghệ thuật, một mảnh ghép của văn hóa Việt Nam”, chị Hương bày tỏ.
Cuối tháng 8/2024, H’EMR là một trong những gian hàng có sức hút nhất tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP.HCM”. Những chiếc quạt giấy dó, những chiếc nón lụa đủ màu sắc, những chiếc túi tre, túi cói mang đậm nét văn hóa Việt Nam đã khiến rất nhiều du khách nước ngoài phải dừng chân để chiêm ngưỡng. Họ hào hứng mua sắm các món quà lưu niệm để mang theo một phần của Việt Nam về đất nước mình.
Trò chuyện với CEO Lê Lan Hương, tôi càng thêm trân quý chị, bởi người phụ nữ này không xem lợi nhuận kinh doanh là mục tiêu duy nhất, mà luôn đặt vấn đề bảo tồn văn hóa làng nghề truyền thống lên hàng đầu. Chị thường xuyên tham gia các hoạt động trình diễn văn hóa tại các khách sạn, tổ chức các workshop để khách nước ngoài có thể trực tiếp trải nghiệm và hiểu rõ hơn về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Những buổi trình diễn này vừa giúp quảng bá sản phẩm, vừa là dịp để truyền tải câu chuyện văn hóa đến bạn bè quốc tế.
Sự tận tâm của chị không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những sản phẩm chất lượng, mà còn ở việc kết nối cộng đồng và nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa. Chị luôn quan tâm tạo cơ hội để các nghệ nhân và người dân địa phương có thể tham gia các hoạt động này để phát triển kinh tế, đồng thời gìn giữ, phát huy các kỹ thuật thủ công truyền thống. Từ đó, góp phần bảo tồn di sản văn hóa, khuyến khích thế hệ trẻ tiếp tục học hỏi, duy trì và phát triển nghề thủ công quý giá, tạo cầu nối văn hóa bền vững giữa Việt Nam và thế giới.
Từ một người “ngoại đạo”, tới nay, chị Hương đã thực sự gắn bó với lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, coi văn hóa làng nghề là đích đến trên hành trình sự nghiệp của mình. H’EMR đã trở thành một thương hiệu uy tín, gây tiếng vang trong cộng đồng ngành hàng thủ công mỹ nghệ trên dải đất hình chữ S.
Trong tương lai, chị Hương sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, làm thêm nhiều sản phẩm, bắt kịp thị hiếu của khách hàng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, chị cũng hy vọng có thể hợp tác với các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế để tổ chức nhiều hoạt động trình diễn văn hóa, giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về những giá trị tinh túy của văn hóa làng nghề Việt Nam.
Ngoài ra, chị mong muốn xây dựng các chương trình đào tạo nghề cho giới trẻ, nhằm truyền lại kỹ năng và lan tỏa tình yêu với nghệ thuật thủ công. Chị Hương tin rằng, khi người trẻ hiểu và trân trọng giá trị của nghệ thuật truyền thống, họ không chỉ kế thừa, mà sẽ sáng tạo, mang lại sức sống mới cho làng nghề Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng là cách mà CEO Lê Lan Hương đóng góp vào việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa của đất nước.
-
Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp -
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới -
Ông Dương Văn Bắc được bổ nhiệm chức Phó tổng giám đốc Tập đoàn Novaland -
Doanh nhân Tạ Huy Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MINSANDO: Hành trình chinh phục các chứng chỉ xanh -
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Huyền, Chủ tịch HĐQT Mia Group: Nâng cấp với nông nghiệp bền vững -
Doanh nhân Lê Lan Hương, Nhà sáng lập thương hiệu H’EMR: Gìn giữ những mảnh ghép của văn hóa Việt Nam -
[Megastory] "Giàng A Hiếu" - Người đánh thức "xứ sở hạnh phúc Suối Giàng" và khát khao đưa trà Việt lên đỉnh thế giới
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt