-
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029
Bí quyết chọn điểm rơi
Tháng 6/2009, thương hiệu Mobiistar lần đầu ra mắt giới truyền thông ở quán Café Acoustic tại TP.HCM. Công ty chủ quản lúc bấy giờ là P&T Mobile, nhà phân phối điện thoại của các hãng như Sony Ericsson, Motorola và HTC. Các sản phẩm ra mắt hôm đó là điện thoại phổ thông, với mức giá từ 500.000 đồng đến hơn 2 triệu đồng.
Không phải ngẫu nhiên, CEO Ngô Nguyên Kha chọn thời điểm đó cho sự xuất hiện của Mobiistar. “Thị trường điện thoại đang chuyển mình mạnh. Vai trò của nhà phân phối thiết bị di động cho kênh bán sỉ truyền thống không còn quá lớn. Đây là cơ hội cho kênh bán lẻ phát triển mạnh. Các hãng sản xuất sẽ làm việc trực tiếp với các kênh này”, ông Kha giải thích.
Ông Ngô Nguyên Kha, Giám đốc điều hành Mobiistar. |
Hơn nữa, công nghệ di động lúc bấy giờ cho thấy xu hướng phát triển những giải pháp “chìa khóa trao tay”, với các thiết kế tham chiếu từ những công ty như Mediatek (công ty của Đài Loan thành lập năm 1997, ban đầu tham gia sản xuất chip xử lý dành cho đầu đĩa DVD, TV và điện thoại phổ thông, từ năm 2011 bắt đầu cung cấp bộ vi xử lý tích hợp cho smartphone giá rẻ) ngày càng rõ nét, dễ tiếp cận. Đây là lý do các mẫu điện thoại nhiều chức năng, hoạt động ổn định, mẫu mã đa dạng và phù hợp túi tiền với đa số khách hàng liên tục xuất hiện ở những thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.
“Vấn đề còn lại với tôi là xây dựng thương hiệu và tổ chức hệ thống phân phối cho phù hợp. Nên có thể nói, năm 2009 là cơ hội cho dành chúng tôi”, ông Kha giải thích về sự ra đời của Mobiistar với những người đồng sáng lập đều có kinh nghiệm phát triển sản phẩm, chọn sản phẩm phù hợp thị hiếu cho đến xây dựng thương hiệu khi làm thuê cho các công ty lớn.
Năm 2012, Mobiistar bắt đầu tham gia kinh doanh mảng smartphone với mẫu điện thoại trong tầm giá 3 triệu đồng đổ lại. Đây cũng là lúc Công ty cổ phần Phát triển công nghệ Mobile Star (Mobiistar) ra đời thay thế cho P&T Mobile, nhằm cơ cấu lại mô hình hoạt động từ một công ty phân phối sang công ty quản lý thương hiệu và tiếp thị sản phẩm.
Tuy nhiên, điện thoại di động là thị trường luôn ẩn chứa những rủi ro, mà dễ thấy nhất là khả năng bị nuốt chửng bởi những đối thủ giàu cả kinh nghiệm lẫn tài chính. Ngay trong năm đầu tham gia mảng smartphone, Mobiistar đã đối mặt với đối thủ khủng là Nokia (lúc này chưa bị Microsoft mua lại) khi thương hiệu này tấn công vào mảng smartphone với mẫu điện thoại cùng tầm giá.
Chưa đầy 2 năm sau, thị trường lại chứng kiến sự đổ bộ của nhiều thương hiệu Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, chất lượng và giá cả đúng vào mức giá mà Mobiistar cố thủ bấy lâu (dưới 3 triệu đồng). Nhưng, thêm một lần nữa, Mobiistar không chỉ đứng vững, mà còn tiếp tục ra mắt các mẫu điện thoại trên 4 triệu đồng.
Ông Kha kể, mỗi lần nhìn lại, có vẻ như Mobiistar đều thoát hiểm trong gang tấc. Nhưng, điều đó không chỉ là sự may mắn trong kinh doanh. Ở đây, phải nhắc tới những bước đi có tính toán và nỗ lực không ngừng của đội ngũ sáng lập và CEO Ngô Nguyên Kha.
Ông Kha cũng không giấu giếm, từ năm 2012, Công ty đã có chiến lược đầu tư để đưa ra thị trường các sản phẩm ở nhiều mức giá. Lý do là thị trường điện thoại di động biến động liên tục. Quyết định này đã giúp Mobiistar thoát hiểm thời Nokia và khi các công ty của Trung Quốc tấn công vào thị trường Việt Nam.
Thứ đến, ông luôn bám vào slogan mà Mobiistar đã cam kết với người tiêu dùng. Đó là, “Tận hưởng nhiều hơn” so với số tiền mà khách hàng bỏ ra. Nhưng, với khả năng tài chính có hạn, thực hiện cam kết này không hề dễ. Lời giải mà CEO Kha chọn là, có lúc phải chấp nhận chỉ có thể truyền tải thông điệp đến một bộ phận người sử dụng nhất định, tạo lòng tin ở họ, từ đó tạo hiệu ứng tiếp thị truyền miệng.
Đây cũng là lý do ông Kha tập trung mạnh vào Fanpage của Mobiistar - kênh tương tác, chăm sóc và bảo hành của Công ty, với 10 nhân viên đảm nhiệm, túc trực hơn 16 tiếng mỗi ngày. Theo thống kê từ Facebook, có đến 95% câu hỏi của khách hàng được phản hồi dưới 10 phút. Cùng với số lượng thành viên hơn 1,3 triệu người, đây là Fanpage lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau Samsung Mobile.
“Bất kể khách hàng vừa lòng hay có ý định chia tay Mobiistar, chúng tôi đều phải biết để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ”, ông Kha nói.
Bên cạnh đó, Mobiistar có chiến lược riêng khi gắn với hoạt động âm nhạc của các nghệ sĩ Việt Nam, như ca sĩ Trần Lập để đưa bài hát “Đường đến Ngày vinh quang” làm nhạc chuông của máy Mobiistar hay tour Rock “Về trường” của Phạm Anh Khoa cùng PAK Band năm 2015…
Cuối cùng, nhưng quan trọng nhất trong các bí quyết thành công mà ông Kha đúc rút được là sự tin tưởng của những đối tác kinh doanh. Cứ mỗi lần đối mặt với khó khăn ngặt nghèo, sự tin tưởng từ cả nhà cung cấp, các đại lý, các nhà bán lẻ lại giúp ông Kha và Mobiistar vượt qua.
Ông Kha cho biết, niềm tin này có được ngay từ khi thành lập, nhờ việc luôn cố gắng đạt được các chỉ tiêu về doanh thu với đối tác. Song song đó, Công ty tham gia cùng các đối tác trong quá trình tiếp thị, chăm sóc các sản phẩm Mobiistar.
“Có những lúc chúng tôi chấp nhận cắt lỗ, chứ quyết không để mất đối tác”, ông Kha khẳng định.
Theo thống kê của Gfk Việt Nam, tính đến hết tháng 2/2016, Mobiistar chiếm khoảng 7% thị phần trong miếng bánh smartphone ở thị trường Việt Nam. Phần lớn trong số đó là các dòng smartphone dưới 3 triệu đồng.
Hiện 60% doanh số bán hàng của Công ty đến từ các chuỗi bán lẻ như Thế giới Di động, Viễn thông A, Viettel, VinPro… Đối với các tỉnh, Công ty hợp tác với các nhà phân phối lớn ở địa phương để phủ rộng kênh bán hàng.
Khởi nghiệp vì… lỡ lời
Sinh năm 1971, tốt nghiệp Khoa Anh văn, Trường Đại học Sư phạm Huế, ông Kha khởi nghiệp năm 35 tuổi vì… lời buột miệng cách đó 10 năm.
Ngày phỏng vấn vào Ericsson, lúc đó ông Kha khoảng 26 - 27 tuổi, khi được người quản lý hỏi sẽ làm gì sau này, ông nói chắc nịch: “35 tuổi phải làm cái gì đó của riêng mình”. “Ông ấy nhìn tôi và hạ giọng bảo, đừng trả lời như vậy với giám đốc nhân sự. Sẽ bị loại ngay đấy”, ông Kha kể lại.
Nhưng, chính câu nói này đã khiến ông Kha được chọn, vì người quản lý nhìn thấy tâm thế “làm mọi việc như thể làm cho chính mình” trong câu nói này. Sau Ericsson là Sony Ericsson, lúc này đang tái cơ cấu để thoát lỗ, chỉ có 5 người được nhận để phát triển thị trường Việt Nam. Ông Kha là một trong 5 người đó. Ông tham gia vào khâu tiếp thị, quản lý sản phẩm, hậu cần và cả bán hàng.
Điều đáng kể, theo ông Kha, là cơ hội làm việc với 2 doanh nghiệp, một từ Thụy Điển và hai từ liên doanh Thụy Điển – Nhật Bản, đã giúp ông xây dựng cách làm việc bài bản, tiếp cận được hệ thống đã tạo dựng nên thương hiệu trăm năm tuổi của người phương Tây; sự chỉn chu, kỹ lưỡng có cơ sở của người Nhật.
“Nếu không có thói quen làm việc có hệ thống, có chiến lược rõ ràng, có lẽ chúng tôi đã không tồn tại đến ngày hôm nay”, ông Kha nói.
May mắn thứ hai mà ông Kha thừa nhận khi khởi nghiệp, chính là chọn được những người anh em cùng chung chí hướng. Bởi ngồi lại với nhau để kiếm tiền nhanh thì dễ hơn rất nhiều khi cùng nhau đi một con đường dài hơi với một sự nghiệp tử tế, nhất là con đường đầy chông gai như kinh doanh smartphone ở Việt Nam.
Hiện tại, Mobiistar đang bước vào giai đoạn “chông gai” mới. Tháng 1 năm nay, Mobiistar đã giới thiệu dòng điện thoại KIM Series, với mẫu cao nhất có giá lên đến gần 7 triệu đồng. Thực ra, cách đây khoảng 2 năm, từng có một hãng điện thoại Việt là Q-Mobile (nay là Q) tấn công vào phân khúc này nhưng không mấy thành công.
Ông Kha cho rằng, đây là bước đi Công ty làm từ vài năm nay. Khách hàng của Mobiistar từ năm 2009, vốn là sinh viên đến giờ đã trưởng thành có thu nhập tốt hơn nên Công ty phải có những mẫu mới tương xứng với vị thế mới của tập khách hàng này.
“Có thể nhiều người trong số đó không nghĩ đến Mobiistar, nhưng chúng tôi luôn nghĩ đến họ. Bên cạnh đó những sản phẩm thiết kế cao cấp, cấu hình tốt giá hợp lý của chúng tôi trong thời gian qua luôn được người dùng Mobiistar ủng hộ”, ông Kha nói.
Đánh giá về thị trường smartphone trong nước trong thời gian tới, ông Kha cho biết thị trường vẫn đang trong tư thế đón các cơn sóng dữ ở tất cả phân khúc giá. Theo kinh nghiệm của ông, thị trường di động ở Việt Nam sẽ còn tăng trưởng theo nhiều hướng.
Đầu tiên là từ nhu cầu đổi từ dòng phổ thông sang smartphone, vì hiện tại doanh số máy phổ thông vẫn chiếm gần một nửa tổng số máy bán ra hàng tháng. Kế đến là nhu cầu nâng cấp máy theo xu hướng công nghệ, như nâng cấp cấu hình máy, khả năng kết nối từ 3G lên 4G.
Đặc biệt, thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều thương hiệu Trung Quốc và cả Ấn Độ tham gia. Nhưng, đáng lo nhất vẫn là các đối thủ từ Trung Quốc, vì sản xuất dư thừa trong nước nên các doanh nhân Trung Quốc đi khắp thế giới để bán hàng. Cần phải nói thêm, các doanh nhân này rất nhạy bén trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Đã vậy, Việt Nam chỉ cách Thâm Quyến hai giờ bay, quá gần so với nhiều thị trường nước ngoài khác, nên chỉ cần một động thái nhỏ về nhu cầu của thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tìm cách đáp ứng rất nhanh và đầy đủ.
“Chiến lược đối phó của Mobiistar? Rất đơn giản, chúng tôi nhỏ nên phải cố gắng nhiều hơn nữa. Cố gắng làm tốt hơn những điều mình đang làm tốt”, ông Kha nói.
-
lê ngọc thành 22:19 | 19-05-2016Quan trọng là mobiistar phải có nhiều trung tâm bảo hành3 thích
-
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Đặng Trung Dũng, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Vị: Nâng tầm ẩm thực vùng miền bằng hành trình đa giác quan -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?