Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Doanh thu hàng tiêu dùng nhanh đạt 140 tỷ USD năm 2016
Thế Hải - 28/12/2015 15:21
 
Ngành hàng tiêu dùng nhanh, với các nhóm hàng như đồ uống, thực phẩm, sữa, thuốc lá, các mặt hàng chăm sóc gia đình…đang có tốc độ tăng trưởng rất khả quan.

Theo nhận định của Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương),  tổng doanh thu thực của các lĩnh vực có liên quan đến hàng tiêu dùng ở Việt Nam trong năm 2016 có thể đạt khoảng 140 tỷ USD.

Trong số các mặt hàng thuộc nhóm tiêu dùng nhanh, gồm: đồ uống, thực phẩm, sữa, thuốc lá, các mặt hàng chăm sóc gia đình (bột giặt, dầu gội đầu, sữa tắm)…, tốc độ tăng trưởng của mỗi nhóm hàng tiêu dùng có khác nhau, nhưng đều được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn tới 2016-2020, dự kiến, tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi, đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020.

Doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh dự báo đạt 140 tỷ USD trong 2016 và 173 tỷ USD vào năm 2020.
Doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam dự báo đạt 140 tỷ USD trong 2016 và 173 tỷ USD vào năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng chi tiêu thực của người tiêu dùng trong giai đoạn 2011-2016 với hàng tiêu dùng là 6%, ngành thực phẩm và đồ uống khác là 3%... và Việt Nam đang có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương cho biết, với dân số đông thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động (16- 60 tuổi), Việt Nam là thị trường lớn của ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh của các Tập đoàn, Công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Unilever, P&G, Nestle, Vinamilk, Nutifoot, Masan…đứng đầu bảng những thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn trong giỏ hàng khi mua sắm.

Năm 2014, Vinamilk, thương hiệu Việt Nam đã dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà sản xuất với các thương hiệu đang sở hữu được chọn mua nhiều nhất ở Thành thị.

Theo đó, “Mua sắm nhiều hơn, mua sắm cho bản thân, luôn vận động và nhu cầu kết nối cao với internet mọi lúc, mọi nơi” là 4 xu hướng mua sắm chính của người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2016.

Thị trường hàng tiêu dùng cuối năm: Hàng nội chen chân lên kệ
Thị trường hàng hóa phục vụ mùa tiêu dùng cuối năm 2015 và các ngày lễ, Tết Dương lịch và xa hơn là Tết Nguyên đán đã rục rịch được các nhà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư