-
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm
Công trường dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Ảnh: Đức Thanh |
Còn hơn 240.000 tỷ đồng chờ được “tiêu”
Chưa có con số cập nhật đến thời điểm giữa tháng 12/2022, song theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách từ đầu năm đến ngày 30/11/2022 là trên 338.319 tỷ đồng, mới đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Mặc dù tỷ lệ này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 và một số năm gần đây, song ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đây là năm có số tuyệt đối giải ngân cao nhất so với các năm trước đây. Nếu chỉ so với cùng kỳ của năm 2021, thì số tuyệt đối giải ngân trong 11 tháng qua đã cao hơn khoảng 43.700 tỷ đồng, tăng 14,8%. Một con số tích cực.
“Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tháng 11 tiếp tục có chuyển biến tích cực. Điều này cho thấy, các giải pháp thúc đẩy đầu tư công đã và đang triển khai phát huy hiệu quả; đồng thời cũng phản ánh đúng xu hướng giải ngân vốn đầu tư công là tăng dần vào cuối năm”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói. Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, chỉ trong tháng 11, tiến độ giải ngân đã đạt 54.500 tỷ đồng, tăng 1,9 lần so với mức giải ngân bình quân 10 tháng (khoảng 28.400 tỷ đồng/tháng).
Nhưng dù đã tích cực hơn, thì cũng không thể phủ nhận rằng, giải ngân vốn đầu tư công trong 11 tháng qua vẫn chưa đạt kỳ vọng. Và câu chuyện còn đáng lo hơn, khi tới thời điểm cuối tháng 11/2022, vẫn còn hơn 240.000 tỷ đồng cần được “tiêu”.
“Nhiệm vụ giải ngân là rất nặng nề”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Nặng nề là bởi, tổng vốn đầu tư còn lại phải giải ngân là rất lớn (còn khoảng 41,67% kế hoạch), trong khi chỉ còn 1 tháng để thực hiện và 2 tháng để giải ngân (niên độ ngân sách năm 2022 được tính đến hết tháng 1/2023 - PV).
Chưa biết tháng 12/2022, tình hình có được cải thiện nhiều hay không, nhưng rõ ràng, áp lực giải ngân vốn đầu tư công là rất lớn.
Tại phiên thảo luận chuyên đề mới đây tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng cũng đã nhấn mạnh việc tỷ lệ giải ngân chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây.
“Việc giải ngân từ năm 2017 đến nay còn bấp bênh. Đây không phải vấn đề mới, mà đã bàn nhiều, nói nhiều, nhưng chưa được giải quyết căn cơ”, ông Hưng nhấn mạnh.
Đúng là đã bàn nhiều, nói nhiều, bởi ngoài các nguyên nhân mang tính đặc thù của 2022, thì hàng loạt nguyên nhân “đã tồn tại nhiều năm, nhưng chưa được xử lý dứt điểm” cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra. Đó là giải phóng mặt bằng, là công tác lập kế hoạch vốn chưa với sát thực tế và khả năng giải ngân, là công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án chưa tốt, năng lực nhà thầu, ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế, vai trò người đứng đầu tại một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa được phát huy đầy đủ…
Chưa kể, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư công còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; sự phối hợp giữa các cơ quan có trường hợp thiếu chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa quyết liệt; việc xử lý các trường hợp chậm trễ, vi phạm quy định còn chưa kịp thời, nghiêm minh...
Khơi thông nguồn lực đầu tư công
Năm 2022 đã khó, năm 2023 còn khó hơn, bởi thực tế, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% (khoảng 140.000 tỷ đồng) so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021. Năm 2023 cũng yêu cầu phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội. Vốn lớn thì áp lực giải ngân cũng lớn.
Một câu hỏi luôn được nhắc đến rất nhiều, khi Quốc hội chính thức thông qua gói tài chính, tiền tệ để thực thi Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội là, liệu có thể giải ngân hết ngân khoản “khủng” đó trong vòng 2 năm hay không?
Trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, ngân khoản được dành cho các dự án đầu tư phát triển là rất lớn. Hiện tại, Chính phủ đã giao 147.138 tỷ đồng kế hoạch vốn của Chương trình để thực hiện 94 nhiệm vụ, dự án. Trong đó, riêng phần vốn của năm 2022 là trên 38.155 tỷ đồng.
Điều đáng nói là, nhiều dự án cho đến thời điểm này vẫn chưa hoàn thành thủ tục.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn còn 168 dự án với vốn bố trí từ Chương trình là 25.430 tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo dự kiến kế hoạch vốn để các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện thủ tục đầu tư. Trong số này, có 39 dự án, với số vốn dự kiến bố trí hơn 10.720 tỷ đồng chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư của Bộ Y tế và 16 địa phương. Chưa kể, còn 3.432 tỷ đồng vốn của Chương trình chưa đủ điều kiện để thông báo vốn.
Ngân khoản lớn, lại buộc phải giải ngân xong trong năm 2023, nên áp lực giải ngân là không nhỏ. Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, để thúc đẩy giải ngân, phải gấp rút chuẩn bị để từ nay tới cuối năm có thể giao kế hoạch vốn năm 2023, theo đúng nguyên tắc, thứ tự ưu tiên.
Để thực hiện thành công kế hoạch đầu tư công năm 2023, ông Phương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động các dự án đầu tư công, trước tiên là sửa ngay những bất cập đã phát hiện trong năm 2022.
“Cùng với đó, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, chấn chỉnh khâu chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông quan trọng, trọng điểm quốc gia...”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói và nhấn mạnh việc cần khơi thông nguồn lực đầu tư công để dẫn dắt tăng trưởng trong bối cảnh bất định của năm 2023.
Liên quan vấn đề này, như Báo Đầu tư đã thông tin, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, khi đề cập vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2023, cũng đã nhấn mạnh việc Chính phủ cần tập trung giải quyết các vấn đề căn cơ như đầu tư công.
-
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm -
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình -
Sửa đổi một số Nghị định quy định chi tiết về đầu tư theo phương thức PPP -
Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại tại Ninh Thuận -
Bình Định thành lập cụm công nghiệp mới hơn 18 ha để phục vụ di dời doanh nghiệp
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi