-
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
TP.HCM khánh thành và thông xe 10 dự án trong tháng 1/2025 -
Trình Thủ tướng Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo trong quý II/2025 -
Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam
Các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình về việc cho phép Đà Nẵng áp dụng chính sách đặc thù để thu hút đối tác chiến lược |
Đặc thù để tạo đột phá
Một sự đồng thuận nhìn thấy rõ từ các đại biểu Quốc hội về việc cần thiết phải có cơ chế đặc thù cho TP. Đà Nẵng. Trong phiên thảo luận về nội dung này cuối tuần qua, dù cho rằng đó là những đề xuất rất mới, nhưng các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự đồng tình về việc cho phép Đà Nẵng mở khu thương mại tự do, áp dụng các chính sách đặc thù để thu hút đối tác chiến lược, cũng như phát triển các ngành công nghiệp 4.0 như bán dẫn, AI…
“Đà Nẵng sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa nếu chúng ta có cơ chế, chính sách đột phá dành cho thành phố này”, ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM, chuyên gia kinh tế đã nói như vậy.
Vị đại biểu dẫn câu chuyện rằng, kể từ sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng, phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và Quốc hội thể chế hóa nghị quyết này bằng Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, Đà Nẵng đã vươn mình mạnh mẽ với những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực chuyển đổi số công nghệ cao.
“Kinh tế Đà Nẵng đã phát triển và tăng tốc với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 9 năm (2011 - 2019) từ 7,9 đến 8%”, ông Trần Hoàng Ngân nói.
Khó khăn chỉ đến sau khi đại dịch Covid-19 tràn đến, khiến tốc độ tăng trưởng của thành phố này suy giảm. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng chỉ là 2,58%.
Nhưng đó là câu chuyện chung của kinh tế toàn cầu, chứ không riêng Việt Nam hay Đà Nẵng, do tác động của đại dịch Covid-19 và biến động địa chính trị toàn cầu. Một khi các cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng được thông qua, thành phố này sẽ có thêm động lực để phát triển bứt phá. Thậm chí, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bàn tới Đà Nẵng là không chỉ bàn riêng cho thành phố này, mà cho cả vùng động lực miền Trung và “bệ đỡ” cho Tây Nguyên.
“Đà Nẵng là một cực tăng trưởng của cả nước. Đà Nẵng phải đi trước, phải đạt được những thành tựu cao hơn, nhanh hơn nữa để còn lôi kéo, thúc đẩy và lan tỏa ra các địa phương khác trong vùng động lực, kể cả hỗ trợ cho vùng Tây Nguyên”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Tương tự là câu chuyện với Nghệ An, hay TP.HCM, Hải Phòng… Quốc hội đang xem xét Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, cũng giống như từng xem xét và thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương như TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột… Mục đích khi xây dựng các chính sách đặc thù này đều hướng đến việc tạo động lực tăng trưởng mới cho các địa phương này.
TP.HCM là ví dụ điển hình nhất. Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, mà Quốc hội thông qua vào năm ngoái, sẽ giúp TP.HCM lấy lại quỹ đạo phát triển của đầu tàu kinh tế.
Gần một năm sau khi thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15, những thành quả ban đầu đã có: hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm được triển khai, TP. Thủ Đức - “thành phố trong thành phố” - đang có cơ hội để tăng tốc phát triển.
Có nên nhân rộng cơ chế đặc thù?
Khi các cơ chế đặc thù bắt đầu được xây dựng và triển khai, mà đến nay đã có 10 địa phương được hưởng lợi, cũng có ý kiến cho rằng, có nên nhân rộng cơ chế này hay không? Và rằng, đã là “đặc thù” thì chỉ nên dành cho một số địa phương.
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội mới đây, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Quốc hội cho phép sơ kết, tổng kết đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho 10 tỉnh, thành phố hiện nay.
“Nếu cơ chế, chính sách nào đã rõ, đã phù hợp với tình hình thực tiễn và pháp luật, thì cho phép nhân rộng cho các địa phương khác cùng được thực hiện, có thể bằng một nghị quyết của Quốc hội trong khi chưa sửa được các luật liên quan”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Điều này đã nhận được sự đồng thuận của nhiều đại biểu Quốc hội. Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận), Quốc hội, Chính phủ nên cho chủ trương chỉ đạo tổng kết việc thực hiện các nghị quyết đặc thù đang được triển khai và thực hiện ở các địa phương hiện nay để kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm, luật hóa và nhân rộng áp dụng chung cho cả nước hoặc cho các vùng, các tỉnh có tính chất tương đồng với nhau.
Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông, việc này cũng là để nhân rộng các chính sách mang lại hiệu quả cao và kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những chính sách còn bất cập, đồng thời tạo thêm động lực, điều kiện và cơ chế để cho các địa phương khác trong cả nước cùng phát triển.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, việc cho đến nay có 10 địa phương có cơ chế, chính sách đặc thù là “tốt và cần thiết”, nhưng cũng cần tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng. “Những nội dung đã chín, đã thành công và có hiệu quả thật sự thì cần kịp thời nhân rộng, nếu cần thiết thì phải sửa luật, sửa nghị quyết”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Vị đại biểu của Hà Nội cũng đề cập thực tế là, các cơ chế đặc thù mới tập trung vào những tỉnh, thành phố có nhiều thế mạnh, nói nôm na là “tỉnh giàu”. “Rất cần có những cơ chế đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa của từng địa phương để hạn chế khó khăn, bất lợi và phát huy thế mạnh, thuận lợi của từng địa phương. Như vậy thì địa phương đó mới bứt phá, mới đi lên được. Các tỉnh còn khó khăn, còn nghèo, còn yếu, ở xa, rất cần thí điểm các cơ chế đặc thù. Rất mong Quốc hội, Chính phủ quan tâm điều đó”, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề xuất.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật, cũng như sự bình đẳng giữa các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng 6 nghị quyết về cơ chế đặc thù cho 6 vùng kinh tế.
“Thủ tướng Chính phủ cũng giao chúng tôi rà soát lại tất cả các cơ chế, chính sách của 10 địa phương vừa qua và liên quan đến từng địa phương của từng vùng, nếu thấy phù hợp với các chính sách này thì cho phép được áp dụng và nhân rộng cho các địa phương khác. Chúng ta sẽ không cần phải chờ, làm mất cơ hội của các địa phương khác”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
-
Bình Định sẽ khởi công đường băng số 2 tại sân bay Phù Cát vào tháng 8/2025 -
Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Đề xuất vị thế mới cho Cảng hàng không Gia Bình -
Thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam -
Dự án hạ tầng du lịch ven biển Quảng Trị sắp về đích -
Đầu tư hơn 4.139 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết