-
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán -
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ
Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung Khu công nghiệp (KCN) Sông Hậu 2 là khu vực nằm dọc tuyến Quốc lộ N2B, Quốc lộ 80, Quốc lộ 54, thuộc địa bàn các xã Bình Thành, Định An, Định Yên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Quy mô đề xuất lập quy hoạch chung KCN Sông Hậu 2 với tổng diện tích khoảng 710 ha. Trong đó, phân kỳ đầu tư dự án hạ tầng KCN theo giai đoạn đến năm 2030 là 282 ha và định hướng mở rộng thêm với quy mô 428 ha giai đoạn sau năm 2030 theo nhu cầu phát triển dài hạn.
Khu công nghiệp Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp |
Mục tiêu nhằm xây dựng KCN Sông Hậu 2 thành một KCN động lực chủ đạo của vùng phía Nam Sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp, thúc đẩy công nghiệp hóa, phát triển hạ tầng, nâng cao đời sống người dân, đảm bảo các điều kiện về môi trường, an sinh xã hội.
Về tính chất, đây là KCN đa ngành với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, thân thiện, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; trọng tâm là thu hút đầu tư phát triển các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ, kỹ thuật cao, công nghệ mới, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kỹ thuật số, công nghiệp hỗ trợ cơ khí chính xác, chế tạo, lắp ráp điện - điện tử, vật liệu xây dựng mới, nhóm hóa chất - dược liệu, nhóm các ngành chế biến sâu phục vụ chuỗi ngành hàng nông sản - thủy sản, nhóm sản xuất trang phục, da giày, các ngành gắn với các nhóm ngành kinh tế trọng điểm, phù hợp với định hướng theo quy hoạch của tỉnh, phát huy thế mạnh về giao thông, vùng nguyên liệu của địa phương, vùng, phục vụ chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp, đáp ứng linh hoạt nhu cầu đa dạng về quy mô sử dụng đất của các nhà đầu tư…
Dự báo lao động tại KCN Sông Hậu 2 đến năm 2030 đạt khoảng 13.820 người; đến năm 2045 đạt khoảng 34.790 người.
Còn KCN Cao Lãnh III có phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch phân khu là khu vực nằm dọc tuyến Quốc lộ 30, thuộc địa bàn 2 xã Bình Hàng Trung và Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch là 94 ha (xã Bình Hàng Trung 19 ha, xã Bình Hàng Tây 75 ha).
Tính chất của KCN Cao Lãnh III, huyện Cao Lãnh là KCN đa ngành với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành nghề, lĩnh vực trọng tâm là phát triển các ngành nghề có hàm lượng công nghệ, kỹ thuật cao, cơ khí chính xác, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện, điện tử, viễn thông, dược phẩm, trích ly tinh dầu, bảo quản hàng hóa, nhóm các ngành chế biến sâu, phục vụ chuỗi ngành hàng nông sản của tỉnh và cấp vùng. Trong đó, ưu tiên tập trung phát triển các ngành lĩnh vực dịch vụ hậu cần, cảng, hệ thống kho bãi, logistics để phục vụ hậu cần và tạo sự liên kết phát triển với các Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II,.... và các khu vực lân cận.
Quy mô lao động tại KCN Cao Lãnh III, huyện Cao Lãnh dự báo đạt khoảng 2.100 người.
-
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tình hình triển khai dự án Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông -
Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 "địa chỉ" giải ngân đầu tư công đạt thấp -
Lại nới tiến độ toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Kinh tế phục hồi hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024