
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
FPT đã lên kế hoạch bán bộ phận bán lẻ từ lâu |
FPT vừa chính thức công bố việc đã hoàn tất chuyển nhượng 30% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail), tương đương 6 triệu cổ phiếu, cho các quỹ được quản lý bởi hoặc liên kết với Dragon Capital và VinaCapital.
FPT Retail hiện là nhà bán lẻ lớn thứ 2 tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 7/2017, FPT Retail đang vận hành 438 cửa hàng trên phạm vi toàn quốc. Với doanh thu 15.717 USD/m2, FPT Retail đang là nhà bán lẻ hiệu quả nhất xét về hiệu quả doanh thu/m2 diện tích sàn (theo Euromonitor và Retail Asia Publishing).
Trong khi đó, Dragon Capital và VinaCapital là những nhà đầu tư tài chính nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, quản lý lần lượt 2,1 tỷ USD và 1,8 tỷ USD tổng tài sản.
FPT đã lên kế hoạch bán bộ phận bán lẻ từ lâu, và giờ thương vụ đã chính thức được công bố. Năm 2017, FPT Retail đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu 27,5% và lợi nhuận trên 40% thông qua đẩy mạnh doanh thu trên mỗi cửa hàng, tiếp tục mở rộng quy mô chuỗi bán lẻ tới những vùng miền mà sản phẩm điện thoại thông minh ít hiện diện.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu của FPT Retail đạt 6.193 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ và LNTT đạt 141 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) về doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT Retail giai đoạn 2016-2019 được kỳ vọng đạt tương ứng trên 25% và 35%.
Theo ông Andy Ho, Giám đốc VinaCapital, tiêu dùng là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư của VinaCapital. “Nhu cầu về điện thoại và thiết bị di động của người dân Việt Nam rất lớn và đây được xem là công cụ thứ hai của họ để giao tiếp và truy cập Internet. Vì vậy chúng tôi quyết định khoản đầu tư ý nghĩa ở một công ty bán lẻ hàng đầu của Việt Nam và chưa niêm yết”, ông Andy Ho nói.
Trong khi đó, ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc đầu tư Dragon Capital cho rằng, thị trường tiêu dùng Việt Nam với quy mô dân số gần 100 triệu người và doanh số bán lẻ hàng năm hơn 110 tỷ USD là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Trong đó, ngành bán lẻ điện thoại đi động và thiết bị điện tử có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.
“FPT Retail, mặc dù mới tham gia thị trường chưa lâu, đã chứng tỏ là một nhà bán lẻ thiết bị di động hàng đầu. Chúng tôi đánh giá cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ lãnh đạo tại FPT Retail, cũng như kinh nghiệm quản trị và điều hành của tập đoàn FPT, đây là tiền đề quan trọng để FPT Retail tiến xa hơn trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam”, ông Vũ Hữu Điền khẳng định.
Việc hai quỹ đầu tư lớn dốc vốn vào FPT Retail có thể là một sự “tiếp sức” cho sự phát triển của hệ thống bán lẻ FPT.

-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn