-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Công ty Dệt 8-3 đã được UBND TP. Đà Nẵng chấp thuận việc mua lại Dự án của Liên doanh ITG - Phong Phú sau một thời gian dài dự án này dừng sản xuất. Theo đó, Dệt 8-3 sẽ nhận chuyển nhượng bằng hình thức mua đấu giá công khai hoặc mua bán theo thỏa thuận đối với toàn bộ tài sản Dự án của Công ty TNHH ITG - Phong Phú tại KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng), do Công ty ITG đã thế chấp tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) để tổ chức đầu tư Dự án Nhà máy may - dệt nhuộm và hệ thống hoàn thiện sản phẩm tại khu vực miền Trung, theo đúng đề xuất của Vinatex và Bộ Công thương.
Cùng với việc chấp thuận cho mua lại dự án kể trên, Công ty Dệt 8-3 được tạm thời tổ chức khai thác toàn bộ tài sản trên đất hiện có do Công ty TNHH ITG - Phong Phú đã thế chấp tại Techcombank để thu hồi vốn của Nhà nước, đồng thời thực hiện việc bàn giao cho Techcombank để thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau khi Dự án đã ngừng hoạt động.
Dự án Liên hợp sản xuất dệt - nhuộm - may ITG - Phong Phú được khởi công đầu năm 2007, đi vào hoạt động cuối 2008, nhưng đã dừng hoạt động từ đầu năm 2012. Sau 3 năm hoạt động, với nhiều lý do khác nhau, Dự án đã không mang lại hiệu quả.
Trong thời gian này, hai bên trong Liên doanh đã xảy ra tranh chấp khiếu kiện tại Trọng tài quốc tế Singapore và buộc phải thống nhất tạm ngưng sản xuất đến khi ITG đưa ra được phương án sản xuất hiệu quả.
Đến tháng 2/2015, Công ty Dệt 8-3 được chấp thuận mua lại, nhưng các bên liên quan vẫn chưa giải quyết xong về mặt thủ tục liên quan đến dự án này.
Ông Phạm Việt Hùng, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng (Ban Quản lý) cho biết, trong nhiều cuộc họp, các đơn vị, cá nhân liên quan như Chủ tịch Công ty ITG (Brabados) SRL, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Liên doanh ITG-Phong Phú, Tổng giám đốc Liên doanh ITG - Phong Phú (người đại diện theo pháp luật) được mời, nhưng không đến tham dự.
Một trong những thủ tục cần phải hoàn thành trước ngày 20/6/2015 là Công ty TNHH ITG - Phong Phú phải liên hệ Ban Quản lý để chấm dứt Dự án theo Thông báo số 42/TB-VP ngày 13/2/2015 của UBND TP. Đà Nẵng, nhưng đến nay, việc này vẫn chưa được thực hiện.
Tiếp đến, thực hiện ý kiến kết luận của ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tại buổi làm việc giải quyết các vướng mắc liên quan đến Dự án Công ty TNHH ITG - Phong Phú theo Thông báo số 153/TB-VP ngày 19/6/2015, Ban Quản lý yêu cầu Công ty ITG (Brabados) SRL, Tổng công ty cổ phần Phong Phú và Công ty TNHH ITG - Phong Phú phải báo cáo tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh theo quy định và các định hướng hoạt động của Công ty TNHH ITG - Phong Phú trong thời gian tới, đồng thời, cung cấp kết quả giải quyết tranh chấp giữa hai bên liên doanh của Trọng tài quốc tế Singapore trước ngày 5/7/2015, nhưng đến nay, các thủ tục này vẫn chưa được các bên liên quan hoàn tất.
Theo đại diện Ban Quản lý, Ban sẽ đề nghị nhà đầu tư mới và Techcombank làm việc với Cục Thuế, Cục Hải quan TP. Đà Nẵng giải quyết các khoản nợ đọng của Công ty TNHH ITG - Phong Phú; làm việc với Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico) giải quyết nợ đọng tiền thuê lại đất và sử dụng hạ tầng cũng như giải quyết các nợ đọng khác của Công ty TNHH ITG - Phong Phú (nếu có) liên quan đến tài sản mua bán.
“Về chủ trương, Đà Nẵng sẽ xử lý xong vụ việc của Liên doanh ITG - Phong Phú ngay trong năm 2015”, đại diện UBND TP.Đà Nẵng xác nhận.
Trước đó, chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phạm Xuân Trình, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Phong Phú cho rằng, việc bán lại cho đối tác mới là một hướng xử lý tốt, để sau đó giải quyết những tồn tại về vốn đầu tư, công nợ, cũng như chế độ, chính sách cho những người liên quan…
“Đây là một dự án lớn, nên để có thể tiếp nhận, phải giải quyết đồng bộ từ sản xuất, kỹ thuật, đến thị trường mà Dệt 8-3 là doanh nghiệp có đủ năng lực để tiếp nhận, tổ chức lại sản xuất, vận hành Dự án hiệu quả”, đại diện Vinatex nhận định.

-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô