Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 31 tháng 08 năm 2024,
Dự kiến danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu phải kê khai giá
D.Ngân - 31/08/2024 11:53
 
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư ban hành danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá.
TIN LIÊN QUAN

Dự thảo Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc thực hiện kê khai giá; quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật thuốc thuộc danh mục (tên gọi chi tiết, chủng loại cụ thể và đặc điểm cơ bản) và ban hành danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư ban hành danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá.

Dự thảo Thông tư nêu rõ nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc thực hiện kê khai giá. Theo đó, thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, gồm một trong các trường hợp sau:

Thuộc danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ Y tế.

Thuốc có kết quả trúng thầu tại cơ sở y tế. Thuốc không nằm trong trường hợp a và b nêu trên nhưng được sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Dự thảo cũng quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc thiết yếu thực hiện kê khai giá gồm các thông tin sau: Đối với thuốc hóa dược, vắc-xin, sinh phẩm thiết yếu: Tên hoạt chất/thành phần, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng.

Đối với thuốc cổ truyền thiết yếu gồm: Thành phần, đường dùng.

Dự thảo đề xuất cụ thể danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá gồm thuốc hóa dược gồm 458 hoạt chất/thành phần như: Acetic acid, Acetylcystein, Aciclovir, Amiodaron hydroclorid, Amoxicilin, Cephalexin, Cloramphenicol...

Thuốc hóa dược có chứa thành phần dược liệu: gồm 24 nhóm hoạt chất/thành phần như: Đan sâm, Tam thất, Borneol/Camphor; Eucalyptol, Tinh dầu gừng, Tinh dầu trần bì, Tinh dầu bạc hà, Tinh dầu húng chanh; Húng chanh, Núc nác, Cineol; Ngưu tất, Nghệ, Rutin, (Bạch truật)...

Sinh phẩm: gồm 7 loại hoạt chất/thành phần: Yếu tố VIII đậm đặc; Phức hợp yếu tố IX (các yếu tố đông máu II, VII, IX và X) đậm đặc; Albumin; Human normal Immunoglobulin; Huyết thanh kháng dại; Huyết thanh kháng uốn ván; Huyết thanh kháng nọc độc.

Vắc-xin gồm 22 loại như: Vắc-xin phòng lao; vắc-xin phòng sởi; vắc-xin phòng viêm gan B; vắc-xin phòng uốn ván...

Thuốc cổ truyền: Gồm 220 loại thành phần, chia thành 12 nhóm: Nhóm thuốc giải biểu; Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy;

Nhóm thuốc khu phong trừ thấp; Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tỳ; Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm; Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế; Nhóm thuốc chữa các bệnh về dương, về khí;

Nhóm thuốc chữa các bệnh về âm, về huyết; Nhóm thuốc điều kinh, an thai; Nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan; Nhóm thuốc dùng ngoài; Nhóm thuốc khác.

Về bảo đảm nhu cầu thuốc chữa bệnh, được biết, năm 2024, Luật Đấu thầu (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực đã tháo gỡ điểm nghẽn về đấu thầu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực y tế, đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Trong thời gian qua, ngành Y tế thiếu thuốc, thiết bị y tế là do nhiều nguyên nhân và đã được ngành y tế phân tích khá rõ. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là không hoàn thành việc đấu thầu thuốc đúng thời hạn.

Để tránh tình trạng thiếu thuốc, các thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế, Luật Đấu thầu (sửa đổi) 2023 đã bổ sung hàng loạt nội dung mới liên quan đến việc đấu thầu của ngành Y tế và dành riêng chương 5 cho việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, đó là các cơ sở y tế công lập tự quyết định việc mua sắm thuốc không thuộc danh mục thuốc chi trả của bảo hiểm y tế, mua vắc-xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Cho phép chỉ định thầu để mua thuốc, thiết bị y tế trong trường hợp cấp cứu người bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân.

Có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung đối với các loại thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít. Cho phép áp dụng đàm phán giá đối với gói thầu mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu; gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ một hoặc hai hãng sản xuất.

Việc mua sắm tập trung đối với thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện như thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế;

Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh…

Việc mua sắm tập trung có thể không cần áp dụng với từng trường hợp cụ thể, ví dụ: thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng, chống dịch bệnh thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu; thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện đàm phán giá theo quy định thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư