-
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Không để thủ tục hành chính kém thuận lợi hơn -
KITA Group: Từ đơn vị M&A đến Nhà kiến tạo những dự án “đình đám” -
Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số -
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
. |
Ổ khóa mang tên… visa
Lời bình được ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group đưa ra khi bàn về các vấn đề mà Nhóm công tác du lịch của Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) sẽ đặt lên cuộc đối thoại với Chính phủ vào Phiên toàn thể ngày 31/7 tới có lẽ chứa đựng nỗi niềm không chỉ của những người làm du lịch.
Ông Kiên kể, trong chuyến công tác Thái Lan vào tháng 6 vừa rồi, ông đã gặp một đoàn khách 16 thanh niên của New Zealand vừa phải quay trở lại sân bay Thái Lan từ Việt Nam. Lý do, đoàn khách đã nghĩ Việt Nam cũng dành cho họ chính sách miễn visa.
“Phải đặt cả thuận lợi và rủi ro trong một bài toán tổng thể, thì mới quyết định được điều nào có lợi cho phát triển ngành này cũng như nền kinh tế nói chung”, ông Kiên bình luận.
Trở lại câu chuyện về đoàn khách đến từ New Zealand trên, dù thế nào, sau này cũng không dễ kéo họ tới Việt Nam. Điều đáng nói hơn trong bài toán tổng thể mà ông Kiên nhắc tới, cơ hội của du lịch Việt Nam, đương nhiên trong đó có các doanh nghiệp trong ngành, đang tuột đi khi chính sách về visa còn là ổ khóa.
Không chỉ một doanh nghiệp nói về điều này. Bức tranh so sánh mà ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel đưa ra rất đáng để tâm. Năm 2011, Việt Nam và Nhật Bản cùng đón được 6,5 triệu lượt khách quốc tế. Nhưng tới năm 2015, sau khi mở rộng chính sách visa du lịch, Nhật Bản đã đón được 9,5 triệu lượt khách. Cùng thời điểm này, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 7,5 triệu lượt khách.
Bàn tay nhà nước
70 tỷ đồng dành cho xúc tiến du lịch tới các thị trường trọng điểm là khoản tiền 10 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam đã từng cam kết chi ra. Trong cuộc họp cuối tuần tước của Nhóm công tác du lịch của VPSF, khoảng 30 tỷ đồng có thể tiêu ngay được.
Nhưng, vấn đề là khoản tiền này và các kế hoạch đầu tư khác của các doanh nghiệp sẽ tham gia thế nào vào chiến lược phát triển chung của ngành lại chưa được các doanh nghiệp này nhìn thấy.
“Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nên rất cần vai trò của Chính phủ để tạo tác động, làm chất keo kết dính mối quan hệ phối hợp giữa các ban ngành, địa phương và doanh nghiệp. Thiếu nhạc trưởng nên mối quan hệ này còn khá mờ nhạt”, ông Kỳ thẳng thắn nói.
“Chúng ta phải học các nước. Ví dụ Hàn Quốc có năm chọn Jeju để tập trung quảng bá cho thị trường khách du lịch Nhật, Việt Nam, năm nay lại đầu tư trọng điểm cho Busan. Các doanh nghiệp du lịch trong nước và các thị trường khách được lựa chọn cũng tham gia chiến dịch. Việt Nam có thể chọn Phú Yên cho năm nay và năm sau lại chọn một trọng điểm khác”, ông Kỳ đề xuất.
Rõ ràng, trong kế hoạch phát triển du lịch, Chính phủ đang là người cầm rất nhiều chìa khóa. Trước mắt, các doanh nghiệp đang cần mở một vài ổ khóa có thể mở ngay.
Cụ thể, thứ nhất, Hội đồng Tư vấn du lịch của VPSF kiến nghị nâng thời gian miễn thị thực cho khách từ 15 ngày lên 30 ngày áp dụng ngay trong quý III/2017. Thứ hai, kiến nghị miễn thị thực cho 6 quốc gia gồm Australia, Canada, Hà Lan, New Zealand, Bỉ và Thụy Sỹ. Thứ ba, bãi bỏ quy định “mỗi lần nhập cảnh phải cách ngày xuất cảnh khỏi Việt Nam lần trước ít nhất là 30 ngày” và chính sách miễn thị thực nên kéo dài 5 năm, thông báo những vấn đề thay đổi liên quan chính sách miễn thị thực trước ít nhất 6 tháng.
Đặc biệt, ông Hoàng Nhân Chính, Thư ký Hội đồng tư vấn của Nhóm công tác du lịch cho rằng, việc áp dụng chính sách này còn khiến thị phần khách quốc tế được phân chia đều, giúp Việt Nam tránh phụ thuộc quá lớn vào 3 thị trường trọng điểm hiện nay là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Cũng phải nói thêm, theo đánh giá của Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang đứng thấp nhất trong các nước ASEAN về độ mở trong du lịch.
Việt Nam chưa có cơ quan xúc tiến du lịch nào tại nước ngoài. Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đã mở Văn phòng xúc tiến tại 22 nước, thậm chí, từng tỉnh riêng của Nhật Bản còn sang xúc tiến tại các thị trường khác nhau.
Nghĩa là, công việc để đạt được mục tiêu đóng góp ít nhất 10% của ngành du lịch vào GDP tới năm 2020 đang phụ thuộc trực tiếp vào tốc độ và thời điểm giải tỏa các điểm nghẽn hiện tại.
-
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025 -
Hai ngân hàng lớn bảo lãnh trả nợ thuế 217 tỷ đồng cho Tập đoàn Hương Sen
-
1 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
2 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
3 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
4 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
5 Hà Nội: Ồ ạt trả mặt bằng tại tuyến phố có giá 264 triệu đồng/m2
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới