
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép
-
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57
-
Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge - thế hệ Galaxy S mỏng nhất -
Phát hiện 40 lỗ hổng trong Diễn tập thực chiến an ninh mạng quốc gia
![]() |
Công ty vũ trụ SpaceX với những tham vọng thống trị vũ trụ lại vừa công bố một bước tiến lớn nữa: họ muốn bao phủ hành tinh này với internet tốc độ cao. Và Elon Musk, kẻ đứng đằng sau những ước mơ thay đổi loài người này vừa xin phép phóng hơn 4.400 vệ tinh lên để hiện thực hóa tham vọng internet toàn cầu đó.
Theo thông tin khảo sát cho thấy, hiện ngoài không gian đang có 1.419 vệ tinh đang hoạt động và bên cạnh đó, có khoảng 2.600 vệ tinh hiện đã “chết” vẫn trôi nổi ngoài không gian. Kế hoạch của Musk có quy mô lớn và dựa theo con số kia, ta có thể thấy số vệ tinh sẽ phóng lên còn nhiều hơn số vệ tinh ta đang sẵn có.
Một trong những vệ tinh liên lạc lớn nhất đang bay quanh trái đất nặng tới vài tấn, có kích cỡ của một chiếc xe bus và đang cách chúng ta 35.000 km. Vệ tinh liên lạc của SpaceX sẽ nặng khoảng 386 kg, có kích cỡ ngang ngửa một chiếc MINI Cooper và sẽ bay ở độ cao 1.150 cho tới 1.275 km.
Từ những điểm đó, SpaceX nói rằng họ có thể phủ sóng được một diện tích rộng 2.120 km. “Hệ thống này được thiết kế để cung cấp một mạng lưới dịch vụ băng thông và liên lạc cực kì rộng lớn, áp dụng được cho các hộ gia đình, phục vụ mục đích thương mại, là công cụ phụ giúp cho hoạt động chính phủ và cung cấp internet cho những người sử dụng chuyên nghiệp khác”, đó là mục tiêu mà SpaceX đặt ra trong bản thông báo của mình.
Để khởi động chương trình này, SpaceX muốn phóng trước 1.600 vệ tinh lên quỹ đạo thấp, sau đó sẽ là 2.852 vệ tinh nữa tại một vị trí cao hơn.
Với 800 vệ tinh lên không đầu tiên, SpaceX sẽ có thể cung cấp được dịch vụ Internet băng thông rộng cho nước Mỹ và nhiều nước khác.
Một khi hệ thống này được tối đa hóa hoàn toàn trong giai đoạn lắp đặt cuối cùng, nó sẽ có thể cung cấp internet tốc độ cao (MỗI người dùng có thể có mạng mang tốc độ 1 Gbps) và cả internet tốc độ thấp cho những người sử dụng bình thường hay những doanh nhân không có yêu cầu quá cao. Hệ thống sẽ phủ sóng toàn cầu.
Mạng phủ sóng toàn cầu. Tốc độ 1 Gbps. Bạn yêu cầu gì hơn từ một tỷ phú nhìn xa trông rộng?
Tốc độ trung bình của mạng Internet trong một bản khảo sát cuối năm 2015 cho thấy rằng ta có 5,1 Mbps/người – vậy là thấp hơn 200 lần so với tốc độ mục tiêu của SpaceX.
![]() |
Dưới đây là những điểm đáng chú ý từ mạng lưới toàn cầu của SpaceX:
Công suất lớn
Mỗi vệ tinh trong hệ thống của SpaceX có thể cung cấp công suất xuống cho người sử dụng trong khoảng 17 cho tới 23 Gbps, phụ thuộc vào thiết bị đầu cuối tại mỗi thiết bị.
Cứ cho rằng trung bình ta sẽ có công suất 20 Gbps, 1600 vệ tinh sẽ cho ta tổng cộng công suất bằng 32 Tbps. Theo thời gian, SpaceX sẽ cải thiện hệ thống và đưa lên thêm vệ tinh, vì thế ta sẽ có một hệ thống mạnh mẽ hơn nữa.
Khả năng thích nghi cao
Hệ thống này sử dụng công nghệ tia để tập trung một lượng lớn công suất vào những địa điểm cần thiết. Liên kết quang học bên trong sẽ khiến cho việc định hướng lại đường mạng dễ dàng hơn.
Chưa hết, những nhóm vệ tinh có thể đảm bảo rằng tín hiệu có thể được các vệ tinh tái sử dụng một cách hiệu quả nhằm tăng tính linh hoạt, tăng công suất cũng như tăng tính mạnh mẽ của tín hiệu.
Dịch vụ băng thông rộng
Hệ thống sẽ cho phép tốc độ truy cập của một người lên tới 1 Gbps. Các vệ tinh ở tầm thấp sẽ cho phép thiết bị truy cập không gặp trở ngại nhiều, độ trễ (latency) chỉ rơi vào khoảng 25-35 ms.
Phủ sóng toàn thế giới
Với 800 vệ tinh đầu tiên, hệ thống vệ tinh sẽ cung cấp kết nối mạng băng thông rộng cho Mỹ và các quốc gia khác. Một kh đạt được quy mô toàn cầu, ta sẽ có một hệ thống nhanh hơn, mạng hơn.
Giá thành rẻ
SpaceX đặt rõ phương châm hiệu quả và ít tốn kém từ những ngày đầu thiết kế một hệ thống tổng thể như trên. Từ những khâu lên kế hoạch đầu tiên cho tới những công nghệ kết nối mặt đất, những tiến trình phóng tên lửa đưa vệ tinh lên không, đều được tính toán để cho giá thành của sản phẩm rẻ nhất có thể.
Dễ dàng sử dụng
Hệ thống bắt sóng của SpaceX sẽ có thể dễ dàng đặt treo tường hay lắp đặt trên mái nhà.
Bản thân vệ tinh sẽ có tuổi thọ khoảng từ 5 cho tới 7 năm, sẽ hỏng dần trong vòng một năm sau khi hết hạn.
Lần đầu tiên Elon Musk đưa ra kế hoạch này là năm 2015, khi đó ông đang xin cấp phép thử nghiệm công nghệ hỗ trợ cho hệ thống này. Lúc đó, ông đưa ra con số 10 tỷ USD cho giá thành lắp đặt và đưa hệ thống mà ông cho là “tái xây dựng toàn bộ mạng Internet nhưng làm ở trên vũ trụ” vào sử dụng.
Google và Fidelity cũng đã đầu tư 1 tỷ USD mỗi công ty vào dự án này của Elon Musk. Khi mà hệ thống chính thực trực tuyến, hai công ty này sẽ có một phần quyền điều khiển trong đó.
Hiện tại, SpaceX chưa đưa ra bản kế hoạch chi tiết cho tham vọng phủ sóng Internet toàn cầu này nhưng có lẽ sẽ sớm thôi, chúng ta sẽ có thể sử dụng Internet ở mọi lúc, mọi nơi.

-
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi -
Doanh nghiệp công nghệ kỳ vọng cao vào Nghị quyết 68-NQ/TW -
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử” -
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Ưu đãi vượt trội cho khoa học - công nghệ -
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép -
Google làm mới logo sau gần một thập kỷ, chuẩn bị cho thời đại AI? -
Cảnh giác tình trạng lợi dụng mạng xã hội đăng thông tin xuyên tạc
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới