-
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ
Theo hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, khi một người mắc Covid-19, các thành viên trong gia đình có thể thấy lo âu, căng thẳng.
F0 cần chăm sóc cơ thể và sức khỏe tinh thần của bản thân như hít thở sâu hoặc thực hành thiền; cố gắng ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng; tập thể dục thường xuyên, vừa sức, không thức khuya. |
Người mắc Covid-19 cũng có thể gặp các tình trạng căng thẳng tinh thần như: Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của bản thân và người thân. Thay đổi thói quen ngủ, khó ngủ hoặc khó tập trung. Ăn uống kém, chán ăn. Các bệnh mạn tính trầm trọng hơn như bệnh dạ dày, tim mạch...
Các bệnh tâm thần cũng vì thế mà có thể trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ có thể uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhiều hơn.
Trước thực tế nêu trên, Bộ Y tế hướng dẫn F0 cần tránh xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức về dịch Covid-19, nhất là trên các mạng xã hội: Zalo, Facebook, Youtube, Tiktok.
F0 cần chăm sóc cơ thể và sức khỏe tinh thần của bản thân như hít thở sâu hoặc thực hành thiền; cố gắng ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng; tập thể dục thường xuyên, vừa sức, không thức khuya.
Đồng thời tránh sử dụng rượu/bia, thuốc lá, ma túy, các loại thức ăn nước uống có chất kích thích.
Bộ Y tế khuyến cáo F0 cần dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn. Cố gắng thực hiện một vài hoạt động mà bản thân yêu thích như đọc sách, vẽ, xem phim, nghe nhạc, làm mô hình, nấu ăn (nếu có thể).
Với gia đình có trẻ là F0, theo Bộ Y tế cha mẹ hãy bình tĩnh và tự tin vào khả năng chăm sóc trẻ khi trẻ nhiễm.
Tuy nhiên, cha mẹ cần để ý xem trẻ có thay đổi hành vi hay không, đặc biệt là khóc hoặc cáu quá mức ở trẻ nhỏ; lo lắng hoặc buồn thái quá; thói quen ăn uống hoặc ngủ không lành mạnh.
Hoặc biểu hiện dễ cáu và hành vi "cư xử không đúng đắn" ở thanh thiếu niên; kết quả học tập kém hoặc trốn tránh tham gia học trực tuyến; khó chú ý và tập trung; bỏ tham gia các hoạt động trẻ từng thích trước đây.
Trẻ bị nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân; thậm chí trẻ có thể uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác (đối với trẻ lớn).
Bộ Y tế hướng dẫn những việc cần làm để hỗ trợ, chăm sóc con bị nhiễm Covid-19 như tâm sự, trấn an con về dịch Covid-19 đồng thời giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch Covid-19.
Tuy nhiên, trẻ có thể hiểu sai thông tin và có thể hoảng sợ, do đó cần hạn chế nói chuyện với trẻ về tin tức, sự kiện về Covid-19 với trẻ.
Cha mẹ cần khuyến cáo trẻ cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học. Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.
Đồng thời hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải.
-
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 11/9: Báo động bệnh lý tim mạch trong cộng đồng -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ -
Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão -
TP.HCM: Hơn 30% trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ mũi được tiêm vắc-xin sởi -
Nỗ lực cứu chữa người bệnh trong mưa lũ
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh