-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Chủ tịch HĐQT FECON Phạm Việt Khoa cho biết, có 2 quỹ đầu tư đang đàm phán với FECON ở vòng cuối cùng |
Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra ngày 30/6, các cổ đông đã thông qua tất cả các nội dung, trong đó có tờ trình phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ 2021 và tăng vốn điều lệ.
Theo phương án này, FECON dự kiến phát hành 32 triệu cổ phiếu riêng lẻ, giá chào bán là 13.000 đồng/cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính. Số cổ phiếu phát hành thêm sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.
Nếu phát hành thành công, doanh nghiệp dự kiến huy động được 416 tỷ đồng. Nguồn vốn này nhằm nâng cao năng lực tài chính để tài trợ cho việc triển khai các dự án sắp tới, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo và môi trường, đồng thời bổ sung vốn lưu động.
Kế hoạch phát hành 32 triệu cổ phần tăng vốn điều lệ của FECON đã được công ty này lên kế hoạch và xin ý kiến cổ đông 3 lần trước đó.
Lần gần đây nhất, năm 2020, FECON lúc đó đã được đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành 32 triệu cổ phần cho nhà đầu tư dự kiến là China Harbour Engineering (CHEC) - một doanh nghiệp Trung Quốc có ngành nghề khá tương đồng với FECON. Tuy nhiên, đến tháng 9/2020, FECON thông báo chấm dứt đàm phán với CHEC và tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng khác phù hợp.
Tại đại hội thường niên năm 2021, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FECON đã làm rõ nguyên nhân khiến các đợt phát hành cổ phần chưa thành công. Về mặt khách quan, ông Khoa cho biết, tình hình thị trường chứng khoán vài năm trở lại đây bất lợi với các doanh nghiệp xây lắp như FECON.
Trong những năm qua, FECON đã tiếp xúc, làm việc với nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc. "Tại đại hội năm 2020, trong thời điểm đó chúng tôi đang đàm phán rất sát là Công ty CHEC. Tuy nhiên sau đại hội, chúng tôi nhận được một số thông tin không được tích cực về đối tác này từ các báo quốc tế và Việt Nam. Để tránh xung đột quyền lợi và các vấn đề nhạy cảm, chúng tôi quyết định không tiếp tục đàm phán", ông Khoa cho hay.
Gửi câu hỏi tới cuộc họp về kế hoạch phát hành cổ phần lần này, cổ đông Trần Ngọc Thuý, số CMND 0105381xx cho biết, nếu công ty thiếu vốn, nhà đầu tư này sẽ hỗ trợ kết nối quỹ.
Cảm ơn cổ đông đã nhiệt tình đề xuất, Chủ tịch HĐQT của FECON đề nghị vị cổ đông này để lại thông tin để công ty liên hệ hợp tác.
Bên cạnh đó, ông Khoa cũng tiết lộ thêm các thông tin về kế hoạch phát hành cổ phần lần này. Cụ thể, sau khi dừng đàm phán với CHEC, FECON đã "làm việc tích cực" với các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
"Đến thời điểm này, chúng tôi đang ở vòng đàm phán cuối cùng với nhà đầu tư đến từ một nước trong nhóm G7 và cả nhà đầu tư Việt Nam. Hai nhà đầu tư đã vào rất sát, đàm phán đến những điều khoản cuối cùng, trong đó có điều khoản liên quan giá mua", ông Khoa cho hay.
Theo phương án phát hành đưa ra đại hội năm 2020, FECON dự kiến phát hành 32 triệu cổ phần với giá chào bán 15.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán bất lợi với cổ phiếu các công ty xây lắp, cổ phiếu FCN đã có lúc xuống dưới 10.000 đồng/cổ phần. "Lần này HĐQT căn cứ trên kết quả đàm phán nên đã trình ĐHĐCĐ giá giao dịch là 13.000 đồng/cổ phần", ông Khoa tiết lộ.
Nói thêm về vấn đề giá cổ phiếu không tăng theo đà thị trường, ông Phạm Việt Khoa cho biết, giai đoạn 2020 và đầu năm 2021, công ty chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh và suy giảm kinh tế toàn cầu, các dự án bất động sản, hạ tầng, khu công nghiệp bị dừng, chậm tiến độ. Đặc biệt, các dự án khu công nghiệp lớn bị chậm cả năm vì các chuyên gia nước ngoài không sang được.
Ngoài ra, tình hình chung của các công ty xây lắp cũng rất khó khăn, phải giảm giá để vào được các dự án. Do đó, kết quả kinh doanh không được như mong đợi, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
"Cách duy nhất để tăng giá cổ phiếu là đạt kết quả kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới", Chủ tịch FECON nói.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025