
-
Điều gì khiến giá Bitcoin tăng “phi mã”?
-
Trung Quốc: Thị trường tiêu dùng không có dấu hiệu phục hồi hình chữ V
-
Tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm tốc
-
Sập cột tháp tua-bin gió gây thương vong ở Trung Quốc
-
Goldman Sachs: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng vượt dự báo -
Quan chức Mỹ - Trung nhất trí tăng cường liên lạc, hợp tác kinh tế
![]() |
Trụ sở Fed tại Washington, D.C. Ảnh: AFP |
Tuy nhiên, các quan chức Fed muốn chắc chắn việc cắt giảm hoặc thu hẹp chương trình mua vào tài sản không phải là dấu hiệu báo trước cho một đợt tăng lãi suất sắp tới, theo biên bản cuộc họp chính sách cuối tháng 7 của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) thuộc Fed được công bố hôm 18/8.
Biên bản cũng nêu rằng một số thành viên của Fed muốn đợi đến đầu năm 2022 mới bắt đầu thu hẹp chương trình kích thích kinh tế.
"Trước mắt, hầu hết những người tham gia cuộc họp đều nhận định rằng tình hình kinh tế phát triển mạnh mẽ như họ dự đoán, có thể bắt đầu thu hẹp chương trình mua vào tài sản trong năm nay", biên bản của Fed nêu rõ, đồng thời nhận định nền kinh tế Mỹ đã đạt mục tiêu về lạm phát và "gần hài lòng" với tốc độ tăng trưởng việc làm thời gian qua.
Tuy nhiên, số đông các thành viên Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) đánh giá tình hình thị trường việc làm Mỹ vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn "tiến bộ đáng kể hơn nữa" mà Fed đã đặt ra trước khi xem xét tăng lãi suất.
Để giải quyết những lo ngại về tăng lãi suất, các thành viên Ủy ban thị trường mở liên bang cho rằng cần phải "chắc chắn việc không có bất kỳ mối liên hệ cơ học nào giữa thời điểm cắt giảm (chương trình mua vào tài sản) và điều chỉnh lãi suất liên bang".
Các quan chức Fed tái khẳng định rằng việc cắt giảm chương trình mua vào tài sản sẽ xảy ra trước và việc tăng lãi suất khó có thể thực hiện cho đến khi quá trình thu hẹp kích thích kinh tế được hoàn tất và cơ quan này sẽ không tăng quy mô bảng cân đối kế toán thêm nữa.
Thị trường chứng khoán Mỹ nhanh chóng phục hồi sau khi biên bản cuộc họp chính sách cuối tháng 7 của Fed được công bố, nhưng sau đó lại rơi vào vùng tiêu cực, đáng kể là chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm hơn 150 điểm.
Cũng tại cuộc họp chính sách vừa qua, Ủy ban thị trường mở liên bang đã bỏ phiếu về việc neo lãi suất ngắn hạn gần bằng 0, đồng thời bày tỏ sự lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ. Theo đó, Fed quyết định giữ lãi suất trong ngưỡng mục tiêu từ 0 - 0,25%.
Thị trường xuất hiện những lo ngại rằng Fed có thể thiết lập tốc độ giảm dần chương trình mua vào tài sản theo một lộ trình nghiêm ngặt ngay cả khi tình hình kinh tế Mỹ xấu đi.
Tuyên bố sau cuộc họp chính sách cuối tháng 7 của Fed cho thấy một cái nhìn lạc quan chung về nền kinh tế Mỹ, nhưng biên bản cuộc họp lại ghi nhận một số ý kiến hoài nghi.
Các quan chức Fed nhận định rằng sự bất ổn trong triển vọng kinh tế vẫn khá cao do biến thể Delta của Covid-19 cũng như thách thức kiểm chế lạm phát. Họ lo ngại "rủi ro lạm phát gia tăng", điều mà các quan chức Fed gọi là tạm thời, nhưng có thể kéo dài hơn dự kiến.
Những thành viên lo lắng về lạm phát cho rằng việc cắt giảm chương trình mua vào tài sản sẽ bắt đầu "tương đối sớm do chỉ số lạm phát tăng cao gần đây có thể là minh chứng rằng tình hình dai dẳng hơn họ dự đoán".
Trái lại, một số thành viên khác của Fed thậm chí lại lo ngại lạm phát có thể quay đầu và lặn xuống nếu số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ tiếp tục gia tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ bị chậm lại.
Mặc dù thị trường Mỹ đang kỳ vọng Fed sẽ sớm thực hiện cắt giảm chương trình mua vào tài sản, nhưng vẫn chưa thấy tín hiệu cho thấy cơ quan này sẽ thực hiện các đợt tăng lãi suất trong ít nhất một năm nữa hoặc lâu hơn. Các hợp đồng tương lai gắn liền với biến động lãi suất cơ bản của Fed đang được định giá với khả năng khoảng 50% tăng lãi suất vào tháng 11/2022 và 69% khả năng tăng lãi suất trong tháng tiếp theo.
Do vậy, một số thành viên của Fed lo lắng chính sách tiền tệ nới lỏng đang đẩy giá cả tăng cao và đe dọa đến sự ổn định tài chính.
Fed hiện bỏ ra ít nhất 120 tỷ USD mỗi tháng để mua vào trái phiếu, trong đó ít nhất 80 tỷ USD mua trái phiếu kho bạc và 40 tỷ USD còn lại đổ vào chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS). Những người chỉ trích Fed cho rằng việc mua vào các tài sản thế chấp của cơ quan này đang gây ra thêm bong bóng nhà ở ở Mỹ bởi giá nhà ở đang ở mức kỷ lục mặc dù doanh số đã sụt giảm trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt.

-
Điều gì khiến giá Bitcoin tăng “phi mã”? -
Trung Quốc còn nhiều dư địa cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc -
Nga trở lại Top 5 nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất cho châu Âu -
Mỹ thu về 72,65 tỷ USD từ cung cấp khí đốt cho châu Âu -
Trung Quốc: Thị trường tiêu dùng không có dấu hiệu phục hồi hình chữ V -
Giá dầu được dự báo tăng lên mốc 100 USD/thùng vào năm 2024 -
Mỹ vừa bơm 2,73 triệu thùng dầu vào kho dự trữ dầu mỏ chiến lược
-
1 Thống đốc: Sẽ cân nhắc việc bỏ room tín dụng hay không
-
2 Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn trong cảnh “sống mòn”
-
3 Chính thức khởi động Dự án Cảng hàng không Quảng Trị vào ngày 15/12
-
4 Chốt phương án đầu tư BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá 11.179 tỷ đồng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/12
-
Công bố danh sách sản phẩm của năm 2023 - Sản phẩm sáng tạo hiệu quả
-
CMC Cyber Security "bắt tay" đối tác bảo mật quốc tế OPSWAT
-
Cùng Samtec Việt Nam lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng
-
Vinamilk Sure Prevent Gold đồng hành thăm khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi
-
Abera Vietnam chinh phục Amazon - Khi tinh thần cầu thị là cốt lõi của sự thành công
-
Herbalife hỗ trợ nâng cao sức mạnh của thể thao Việt Nam