
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo -
Mỹ - Trung đạt được "bước tiến đáng kể" trong đàm phán tại Geneva
![]() |
Các quan chức Fed cho rằng cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nhằm hạ nhiệt lạm phát. Ảnh: AFP |
Theo biên bản cuộc họp chính sách gần đây nhất được công bố hôm 16/2, một số quan chức Fed bày tỏ lo ngại về sự ổn định tài chính Mỹ và họ cho rằng chính sách tiền tệ nới lỏng có thể gây ra rủi ro lớn.
Các quan chức Fed chỉ ra rằng nhiều khả năng việc tăng lãi suất sẽ sớm xảy ra và việc thoái vốn danh mục có thể diễn ra rất mạnh mẽ. "Những người tham gia cuộc họp quan sát thấy rằng, với mức nắm giữ chứng khoán cao như hiện nay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, thì việc giảm đáng kể quy mô bảng cân đối kế toán có thể là phù hợp", biên bản cuộc họp nêu rõ.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed, đã quyết định sau cuộc họp rằng họ sẽ không tăng lãi suất ngay nhưng khả năng cao sẽ có một đợt tăng lãi suất sớm vào tháng 3.
Chứng khoán Mỹ rơi vào hoảng loạn trong vài tuần qua sau khi lạm phát tăng vọt và những lời hớ hênh của một số quan chức Fed, đặc biệt là ông James Bullard, Chủ tịch Fed tại thành phố St. Louis, đã khiến các nhà giao dịch "phòng thủ" kịch bản rằng Fed sẽ tiến hành 7 đợt tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong năm nay.
Bà Simona Mocuta, chuyên gia kinh tế trưởng tại Công ty tư vấn đầu tư State Street Global Advisors, bình luận: "Thị trường đã giải mã chính xác rằng chúng (quan điểm của các quan chức Fed - BTV) là ôn hòa so với kỳ vọng". "Thành thật mà nói, tôi sẽ gọi chúng là điều đáng thất vọng", bà Simona Mocuta bày tỏ.
Bà Simona Mocuta cho biết, thị trường chứng khoán Mỹ trước đó đã chuẩn bị tinh thần rằng Fed sẽ đưa ra quan điểm rất "diều hâu" trong biên bản cuộc họp chính sách tháng 1. Tuy nhiên, thông điệp từ Fed lại cho thấy: "Tất nhiên là chúng tôi sẽ làm, nhưng chúng tôi sẽ đi trước khi chạy". "Có vẻ như Fed chỉ cần thực hiện 4 lần tăng lãi suất là đủ", bà Simona Mocuta nói.
Ngoài thảo luận về lãi suất, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang còn đặt ra các quy trình thu hẹp bảng cân đối kế toán đang ở mức gần 9.000 tỷ USD, trong đó cân nhắc giải phóng phần lớn trái phiếu mà họ đã mua vào nhằm kích thích kinh tế trong thời dịch.
Tháng 3 cũng là tháng mà Fed dự kiến chấm dứt chương trình mua vào tài sản hàng tháng và một số quan chức tham gia cuộc họp chính sách mong muốn kết thúc chương trình này sớm hơn. "Một số người tham gia cuộc họp tuyên bố rằng họ ủng hộ việc kết thúc chương trình mua vào tài sản của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang sớm hơn nhằm gửi một tín hiệu mạnh mẽ hơn rằng Ủy ban cam kết giảm lạm phát", biên bản cuộc họp nêu.
Đối với việc thu hẹp bảng cân đối kế toán, các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang cho rằng con đường khả dĩ nhất là thu hồi dòng tiền từ bán ra trái phiếu thay vì tái đầu tư. Tuy nhiên, một số quan chức khác cho rằng có thể phải bán ra chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp ngay lập tức để đảm bảo bảng cân đối kế toán chỉ bao gồm trái phiếu kho bạc thuần túy.
Kể từ cuộc họp chính sách tháng 1 của Fed, các chỉ số lạm phát mới công bố gần đây cho thấy giá cả đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm qua. Đơn cử, báo cáo lạm phát được công bố hôm 10/2 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của Mỹ đã tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà các nhà kinh tế từng dự đoán.
Trong khi đó, Fed đặt mục tiêu lạm phát ở mức trung bình khoảng 2%/năm, cho nên các quan chức Fed cho rằng chính sách cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ hơn để hạ nhiệt lạm phát.
Các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang đánh giá rằng các chỉ số lạm phát của Mỹ gần đây tiếp tục vượt xa mục tiêu dài hạn mà Ủy ban Thị trường Mở Liên bang đề ra và lạm phát tăng cao phản ánh sự mất cân bằng cung và cầu do đại dịch Covid-19. Họ nhận thấy, lạm phát gia tăng đang là gánh nặng đối với các hộ gia đình Mỹ, đặc biệt là những hộ dân ít có khả năng chi trả cho các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu.

-
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Microsoft tiếp tục sa thải hàng nghìn nhân viên toàn cầu -
CPI tháng 4/2025 của Mỹ thấp hơn dự báo -
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới