
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại
![]() |
Ước tính các khoản nợ của Evergrande đã vượt 300 tỷ USD. Ảnh: AFP |
Kể từ mùa hè năm nay, "quả bom nợ" bất động sản Trung Quốc Evergrande đã làm chao đảo các nhà đầu tư quốc tế với những lần thông báo chính thức về nguy cơ vỡ nợ.
Trước mắt, Evergrande đã thoát nguy cơ vỡ nợ sau khi chuyển trả 83,5 triệu USD lãi trái phiếu phát hành bằng đô la Mỹ đến hạn vào ngày 23/9. Động thái này diễn ra vào ngày 23/10, sau 1 tháng Evergrande "im hơi lặng tiếng" trước nghĩa vụ thanh toán đó. Ước tính, các khoản nợ của Evergrande đã vượt 300 tỷ USD.
Không riêng gì Evergrande, nhiều nhà phát triển bất động sản khác của Trung Quốc cũng phải vật lộn trả nợ. Điều này làm gia tăng lo ngại về tình trạng suy thoái lan rộng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bởi bất động sản và các ngành liên quan đóng góp tới 1/4 GDP Trung Quốc.
"Những căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể gây áp lực lên hệ thống tài chính Trung Quốc, và lan sang Mỹ", Fed nhấn mạnh trong báo cáo ổn định tài chính được công bố hôm 8/11. Báo cáo này cũng đánh giá về quy mô của nền kinh tế và hệ thống tài chính của Trung Quốc cũng như các liên kết thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, giới phân tích không quá lo lắng về những đánh giá của Fed về ngành bất động sản Trung Quốc. "Những lo lắng của Fed là thị trường bất động sản của Trung Quốc đang giảm xuống, nhưng các doanh nghiệp bất động sản đang mắc nợ lớn [và] một trong số đó là Evergrande đã đa dạng hóa hoạt động sang các lĩnh vực khác", ông Paul Christopher, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường toàn cầu tại Viện nghiên cứu đầu tư Wells Fargo nhận định.
Theo ông Paul Christopher, những lo lắng của Fed xuất phát từ suy luận rằng thị trường nhà ở Trung Quốc giảm tốc sẽ dẫn đến thất nghiệp tăng cao, cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm và giảm phát, từ đó ảnh hưởng đến các kênh thương mại toàn cầu nếu Trung Quốc cắt giảm mua hàng hóa từ các nước khác.
Tuy nhiên, chuyên gia của Wells Fargo cho rằng khả năng đó khó có thể xảy ra. "Chính phủ Trung Quốc đã có kinh nghiệm đương đầu với nợ doanh nghiệp tăng cao trong nhiều năm trước, họ tỉnh táo và có nguồn lực để giải quyết vấn đề của ngành bất động sản", ông Paul Christopher nhận định, đồng thời cho rằng các nhà chức trách Trung Quốc vẫn có thể chi mạnh hơn để giải quyết cú sốc giảm phát như họ đã từng thực hiện trước kia.
Trong các báo cáo ổn định tài chính trước, Fed cũng đã từng đề cập rằng mức nợ tăng cao và "giá bất động sản đắt đỏ" tại Trung Quốc là những rủi ro có thể lan sang Mỹ.
Thế nhưng, ông Ilya Feygin, Giám đốc điều hành Công ty môi giới chứng khoán WallachBeth Capital (New York) cho rằng việc Fed đề cập cả những bất ổn của ngành bất động sản Trung Quốc trong báo cáo mới đây là nhằm "làm đẹp" báo cáo.
Bởi trước đó, "Fed đã bị chỉ trích vì không phát hiện ra rủi ro của thị trường nhà ở và các ngân hàng Mỹ trước năm 2008", ông Ilya Feygin dẫn chứng khi nói đến thiếu sót của Fed trước cuộc khủng hoảng tài chính. Cho nên, bất cứ điều gì liên quan đến bất động sản và rủi ro hệ thống ngân hàng nơi nào sau đó cũng được Fed xem xét kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận điểm khác biệt lớn của báo cáo ổn định tài chính lần này là xác định rằng Trung Quốc nằm trong số những rủi ro rõ rệt ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của Mỹ, theo cuộc khảo sát của Fed từ tháng 8 đến tháng 10/2021.
Lạm phát dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt và các biến thể Covid-19 kháng vắc-xin là những điều mà các đơn vị tham gia khảo sát lo ngại nhất, bên cạnh những lo ngại về rủi ro tài sản và quy định pháp lý của Trung Quốc.
Ông Arthur Kroeber, nhà đồng sáng lập Công ty nghiên cứu thị trường Trung Quốc Gavekal Dragonomics, cho rằng các đánh giá của Fed về Trung Quốc trong báo cáo lần này là "khá mơ hồ và chung chung".
"Rủi ro đối với Mỹ là nhỏ bởi hệ thống tài chính Trung Quốc có tính chất khép kín nên các tác động lây lan không thể gây ra hệ lụy lớn", ông Kroeber nói. Chuyên gia này lưu ý rằng điều đáng lo ngại hơn với Mỹ là áp lực lạm phát tăng lên khi các vấn đề chuỗi cung ứng chưa được giải quyết và giá cả hàng hóa tăng cao.

-
Tổng thống Trump: Mỹ sẽ gửi thư công bố thuế quan cho các đối tác vào ngày 7/7
-
Citibank, UBS và loạt tổ chức tài chính bị Singapore xử phạt sau bê bối rửa tiền
-
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành Luật "Vĩ đại và Tuyệt đẹp" trị giá 4.500 tỷ USD
-
Giá dầu sụt giảm hai ngày liên tiếp sau tin OPEC+ sắp tăng sản lượng
-
Mỹ gửi thư công bố mức thuế quan cho các đối tác thương mại -
"Cơn sốt" trên thị trường IPO Hồng Kông đang trở lại -
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế quan 35% đối với Nhật Bản -
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại -
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower